Nếu như có ai đó nói những lời khiến bạn bị tổn thương, phê bình hay hạ nhục bạn thì bạn sẽ phản ứng thế nào Bạn sẽ nổi trận lôi đình, hỏa khí bừng bừng mắng lại người ta, bạn sẽ kìm nén cơn giận xuống hay sẽ ung dung bỏ qua
Làm chủ bản thân mình: Gió lớn không lay chuyển được núi

Nếu như có ai đó nói những lời khiến bạn bị tổn thương, phê bình hay hạ nhục bạn thì bạn sẽ phản ứng thế nào? Bạn sẽ nổi trận lôi đình, hỏa khí bừng bừng mắng lại người ta, bạn sẽ kìm nén cơn giận xuống hay sẽ ung dung bỏ qua?
Câu chuyện về Đức Phật dưới đây sẽ cho chúng ta một bài học sâu sắc để giữ vững tâm tính và làm chủ bản thân mình.

Một hôm, Đức Phật đang trên đường đi hóa duyên thì ngang qua một ngôi làng, đột nhiên có một toán người kéo đến tìm Ngài và nói những lời hết sức vô lễ thậm chí rất xấu xa bẩn thỉu. Đức Phật chỉ im lặng lắng nghe, sau khi họ nói xong mới ôn tồn bảo: “Cảm ơn các vị đã tới tìm tôi, nhưng tôi đang có việc phải đi ngay, người dân làng bên còn đang đợi tôi, tôi phải đến đó đã. Ngày mai khi xong việc tôi sẽ có đủ thời gian, lúc đó nếu như các vị còn điều gì muốn nói với tôi thì chúng ta sẽ gặp lại nhau được không?”.

Toán người sau khi nghe xong thì không tin nổi vào tai mình, họ đồng loạt kinh ngạc: Chuyện gì xảy ra với người này vậy? Một người trong số đó liền hỏi Đức Phật: “Chẳng lẽ ông không nghe thấy chúng tôi nói gì sao? Chúng tôi nói ông không ra gì cả, vậy mà ông không phản ứng gì hết.”

Đức Phật nói: “Nếu các vị muốn tôi phản ứng lại thì quá muộn rồi, các vị phải quay về mười năm trước thì mới thấy được tôi phản ứng. Nhưng mười năm nay tôi đã không còn bị người khác điều khiển, tôi không còn là một nô lệ nữa, tôi là chủ của bản thân mình. Tôi chỉ dựa vào việc mình cần làm chứ không chạy theo phản ứng của người khác.”

Đúng vậy! Chỉ cần là đang làm việc mà bản thân cần làm, nếu như có người tức giận hay sỉ nhục bạn thì đó chẳng qua là vấn đề của anh ta. Bởi vì anh ta muốn nói thế nào, muốn làm ra sao thì đó là đạo đức tu dưỡng của anh ta, bạn có thể làm được gì sao?

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nhất định sẽ gặp phải những chuyện trái ý hoặc nhận được những lời lẽ khó nghe. Phản ứng của bạn trước những mâu thuẫn chính là tấm gương phản chiếu nội tâm bên trong bạn.
 Có những người tâm như ngọn cỏ đầu tường, hễ gió thổi về tây thì ngả về tây, gió thổi về đông thì lập tức ngả về đông, cứ luôn bị ngoại cảnh chi phối mà không sao làm chủ được mình. Họ khi phải đối mặt với mâu thuẫn hoặc khi bị sỉ nhục thì không thể giữ được bình tĩnh và lập tức tranh đấu với đối phương, hành động của đối phương quyết định phản ứng của họ, họ đã vô tình trở thành nô lệ của người khác.

Nhưng để có thể bất động trước ngoại cảnh và làm chủ bản thân là cả một quá trình tu dưỡng lâu dài, không tự nhiên mà làm được. Nếu như bạn có ý thức rèn giũa bản thân, học cách khoan dung nhẫn nại, luôn suy nghĩ tích cực và thiện tâm với người khác, thì nhất định có một ngày bạn sẽ làm được. Khi ấy, tâm của bạn không còn là ngọn cỏ – gió vừa thổi tới đã vội vàng lay động, mà tâm của bạn sẽ vững chãi như ngọn núi kia – dù là ngọn gió nào cũng không thể lay chuyển được!
 
Bài viết: "Làm chủ bản thân mình: Gió lớn không lay chuyển được núi"
Nguồn: Phutsuyngam.com

Về Menu

làm chủ bản thân mình: gió lớn không lay chuyển được núi lam chu ban than minh gio lon khong lay chuyen duoc nui tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

su menh nguoi phat tu doi voi dan toc va dao phap Nghiện điện thoại gây hại cho sức 사념처 蹇卦详解 Tháng Giêng là tháng ăn chay 怎么做早课 一念心性 是 mot thien su trung hoa thoi hien dai nhung khac biet giua thien va yoga 宗教信仰 不吃肉 白骨观全文 Tiền Giang Tổ chức buffet chay từ 空寂 Nhớ chợ hoa Hàng Lược 除淫欲咒 Ð Ð Ð tình người nhung nhan dinh chua dung ve phat giao trong tac ý 魔在佛教 chay Hoằng 一真法界 î å åˆ å 佛教典籍的數位化結集 พนะปาฏ โมกข cung nhu thien ha dot vang ma vay thoi 藏红色 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 大乘方等经典有哪几部 淨空法師 李木源 著書 HT 静坐 佛教的出世入世 ngai da song mot doi nhu the chieu kich tam linh trong nhac trinh cong son 五重玄義 そうとうしゅう 10 cau chuyen ngan vebai hoc lam nguoi gian don ma 欲移動 ç Š 康 惡 僧秉 khà phật giáo 1993 涅槃御和讃 永宁寺 Nha ha ng chay Nguyê t Tâm gia m gia 20 ç¾