GNO - Tuổi 40 là thời điểm tốt nhất để hít thở thật sâu và chắc chắn rằng mình có một sức khỏe tốt.

Làm gì để khỏe mạnh sau tuổi 40?

GNO - 40 tuổi là cột móc của nhiều sự thay đổi đối với sức khỏe. Dù các vấn đề như: áp lực công ăn việc làm, cha mẹ có tuổi, con cái đang lớn,… là những nguyên nhân làm chúng ta thiếu chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân nhưng tuổi 40 là quãng thời gian cần phải đánh giá lại sức khỏe tổng quát của cơ thể để có kế hoạch đi dài hơn sau đó.

Theo bác sĩ Sandra Fryhofer - Bệnh viện Piedmont (Atlanta), tuổi 40 là thời điểm tốt nhất để hít thở thật sâu và chắc chắn rằng mình có một sức khỏe tốt. “Và nếu có vấn đề gì thì cần phải chấn chỉnh ngay, không nên trì hoãn”, chia sẻ của bác sĩ William Zoghbi - Trường Tim mạch Hoa Kỳ.

tu van bs.jpg
Tư vấn bác sĩ về sức khỏe - Ảnh chỉ mang tính minh họa

Bên dưới là những lời khuyên từ các chuyên gia để có được sức khỏe thật tốt sau tuổi 40, như sau:

1 - Kiểm tra thị lực

Thị lực thường giảm dần khi 40 tuổi và sau đó. Vì vậy cần đi kiểm tra mắt và thị lực. Các bác sĩ khuyên nên đeo kính mát khi đi ngoài trời nắng để bảo vệ mắt khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Phơi mắt dưới trời nắng sẽ dễ bị bệnh đục nhân mắt.

Nên có chế độ ăn giàu rau củ quả với các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất (nhất là các loại giàu lycopen, có trong rau củ quả có màu đỏ) giúp làm chậm sự suy giảm thị lực - lời khuyên của chuyên gia Heather Mangieri, Viện Dinh dưỡng và Tiểu đường (Hoa Kỳ).

2 - Chú ý các các chỉ số

Tuổi 40 cần thiết phải lưu ý đến các chỉ số liên quan đến huyết áp, mức cholesterol, đường huyết và cân nặng của cơ thể.

Cần đo huyết áp và thực hiện kiểm tra đường huyết để có thể biết được nguy cơ bệnh tiềm ẩn. Ví dụ như nếu huyết áp cao thì thường có nguy cơ cao với các bệnh tim mạch, đột quỵ và suy thận.

3 - Tìm hiểu tiền sử bệnh gia đình (nếu có)

Trong những năm 40, thật sự quan trọng và cần thiết để tìm hiểu trong gia phả để biết nguy cơ các bệnh tim mạch hoặc các bệnh do gene.

Ví dụ tiền sử gia đình có bệnh ung thư ruột kết thì cần kiểm tra vùng ruột kết từ khi 40 tuổi chứ không phải đợi sang đến 50.

Đối với bệnh tim mạch cũng vậy. Thực hiện các test về calcium giúp xác định xem thành mạch có bị xơ cứng hay không; và nếu có thì phải thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc điều trị bằng thuốc ngay.

4 - Chú ý đến cơ

Bắt đầu từ tuổi 40 trở về sau, mỗi năm chúng ta sẽ bị giảm 1% khối cơ. Vì thế, nên lên kế hoạch tập luyện để vừa ổn định cân nặng, vừa giúp cơ khỏe mạnh và hỗ trợ tim mạch. Ngoài ra, khi sang tuổi 40, chúng ta cũng kém linh hoạt hơn, nên có thể tập yoga với các động tác kéo cơ, căng cơ để duy trì khối cơ và sức mạnh của cơ.

5 - Hãy xem chất xơ như “một người bạn”

Khi có tuổi, cơ chế trao đổi chất cũng bắt đầu chậm lại, nên phải hấp thu ít calori hơn trước để được khỏe mạnh.

Hạn chế calori từ các thực phẩm nhiều đường và nên duy trì thường xuyên chế độ ăn giàu chất xơ và uống đủ nước để giúp cơ thể trao đổi chất thật tốt. Tăng cường các thực phẩm giàu dưỡng chất, rau củ quả, các sản phẩm ít béo, ngũ cốc nguyên hạt.

6 - Xem lại các thói quen sinh hoạt

Bác sĩ Elizabeth Jackson, Đại học Michigan nhấn mạnh tầm quan trọng của lối sống khoa học, lành mạnh và tác dụng phòng ngừa đau tim và đột quỵ. Theo đó, nguy cơ với 2 bệnh này tăng dần theo độ tuổi và khó chữa trị thành công hơn khi lớn tuổi.

Hãy giữ trọng lượng cơ thể ở mức an toàn để tránh các bệnh tim mạch, tiểu đường. Thường xuyên thể dục thể thao, kiểm soát và hạ giảm mức độ stress, ăn nhiều trái cây tươi, rau cải, các chất béo không bão hòa… để mạch máu khỏe mạnh. Khi đó, sức khỏe tim mạch và não bộ cũng đều khỏe mạnh.

7 - Hãy kiên quyết bỏ thuốc lá

Hãy kiên quyết bỏ thuốc lá để tránh nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận, ung thư phổi và các bệnh về phổi.

8 - Kiểm tra tuyến giáp

Khi cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, tăng cân, tóc và da xấu dần thì nên kiểm tra tuyến giáp vì cơ quan này giúp kiểm soát mức năng lượng và điều chỉnh các hormone, đặc biệt là khi 40 tuổi. Do vậy, cần kiểm tra xem chức năng tuyến giáp có bình thường hay không. Tuy các vấn đề về tuyến giáp có thể do gene nhưng có thể kiểm soát được các biến chứng bằng thuốc.

Trần Trọng Hiếu (Theo Live Science)


Về Menu

Làm gì để khỏe mạnh sau tuổi 40?

một ông vua phật tử bài học từ cuộc sống 香炉とお香 净土五经是哪五经 Thu tinh trong ống nghiệm tin tuc phat giao y nghia that cua su khong dinh mac va tam 一念心性 是 bình yên nhé bạn 金宝堂のお得な商品 truyen luc to hue nang phan 3 thanh thiếu niên với việc đi chùa 乃父之風 Vì sao cần phải hấp thụ đủ axit folic 陈光别居士 ประสบแต ความด Mong おりん 木魚のお取り寄せ Gạo lứt muối mè Ăn sao cho Vu lan chuẩn bị bữa chay cho cả nhà 栃木県 寺院数 7 nguyên tắc sống vui sống khỏe Hơi vi sao chung ta so toi phuoc 3 thói quen xấu gây tổn hại tế bào 経å ham nguyet son ky lam co tu Chùa Bổ Đà สต Châm cứu có phải là trị liệu hiệu Canh bí đỏ mát lành cho mùa hè mùa thi 己が身にひき比べて ไๆาา แากกา お墓参り 荐拔功德殊胜行 phật tử trên bước đường tìm cầu một ngày trên núi tây thiên BẠn chua xuan lung voi nhung tuyet tac nghe thuat cham äºŒä ƒæ イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 浄土宗のお守り お守りグッズ 净地不是问了问了一看 いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 tín 繰り出し位牌 おしゃれ お位牌とは cảm trên nền nhạc contemplation 佛頂尊勝陀羅尼 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 Magnesium khoáng chất cần thiết cho