GNO - Tuổi 40 là thời điểm tốt nhất để hít thở thật sâu và chắc chắn rằng mình có một sức khỏe tốt.

Làm gì để khỏe mạnh sau tuổi 40?

GNO - 40 tuổi là cột móc của nhiều sự thay đổi đối với sức khỏe. Dù các vấn đề như: áp lực công ăn việc làm, cha mẹ có tuổi, con cái đang lớn,… là những nguyên nhân làm chúng ta thiếu chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân nhưng tuổi 40 là quãng thời gian cần phải đánh giá lại sức khỏe tổng quát của cơ thể để có kế hoạch đi dài hơn sau đó.

Theo bác sĩ Sandra Fryhofer - Bệnh viện Piedmont (Atlanta), tuổi 40 là thời điểm tốt nhất để hít thở thật sâu và chắc chắn rằng mình có một sức khỏe tốt. “Và nếu có vấn đề gì thì cần phải chấn chỉnh ngay, không nên trì hoãn”, chia sẻ của bác sĩ William Zoghbi - Trường Tim mạch Hoa Kỳ.

tu van bs.jpg
Tư vấn bác sĩ về sức khỏe - Ảnh chỉ mang tính minh họa

Bên dưới là những lời khuyên từ các chuyên gia để có được sức khỏe thật tốt sau tuổi 40, như sau:

1 - Kiểm tra thị lực

Thị lực thường giảm dần khi 40 tuổi và sau đó. Vì vậy cần đi kiểm tra mắt và thị lực. Các bác sĩ khuyên nên đeo kính mát khi đi ngoài trời nắng để bảo vệ mắt khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Phơi mắt dưới trời nắng sẽ dễ bị bệnh đục nhân mắt.

Nên có chế độ ăn giàu rau củ quả với các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất (nhất là các loại giàu lycopen, có trong rau củ quả có màu đỏ) giúp làm chậm sự suy giảm thị lực - lời khuyên của chuyên gia Heather Mangieri, Viện Dinh dưỡng và Tiểu đường (Hoa Kỳ).

2 - Chú ý các các chỉ số

Tuổi 40 cần thiết phải lưu ý đến các chỉ số liên quan đến huyết áp, mức cholesterol, đường huyết và cân nặng của cơ thể.

Cần đo huyết áp và thực hiện kiểm tra đường huyết để có thể biết được nguy cơ bệnh tiềm ẩn. Ví dụ như nếu huyết áp cao thì thường có nguy cơ cao với các bệnh tim mạch, đột quỵ và suy thận.

3 - Tìm hiểu tiền sử bệnh gia đình (nếu có)

Trong những năm 40, thật sự quan trọng và cần thiết để tìm hiểu trong gia phả để biết nguy cơ các bệnh tim mạch hoặc các bệnh do gene.

Ví dụ tiền sử gia đình có bệnh ung thư ruột kết thì cần kiểm tra vùng ruột kết từ khi 40 tuổi chứ không phải đợi sang đến 50.

Đối với bệnh tim mạch cũng vậy. Thực hiện các test về calcium giúp xác định xem thành mạch có bị xơ cứng hay không; và nếu có thì phải thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc điều trị bằng thuốc ngay.

4 - Chú ý đến cơ

Bắt đầu từ tuổi 40 trở về sau, mỗi năm chúng ta sẽ bị giảm 1% khối cơ. Vì thế, nên lên kế hoạch tập luyện để vừa ổn định cân nặng, vừa giúp cơ khỏe mạnh và hỗ trợ tim mạch. Ngoài ra, khi sang tuổi 40, chúng ta cũng kém linh hoạt hơn, nên có thể tập yoga với các động tác kéo cơ, căng cơ để duy trì khối cơ và sức mạnh của cơ.

5 - Hãy xem chất xơ như “một người bạn”

Khi có tuổi, cơ chế trao đổi chất cũng bắt đầu chậm lại, nên phải hấp thu ít calori hơn trước để được khỏe mạnh.

Hạn chế calori từ các thực phẩm nhiều đường và nên duy trì thường xuyên chế độ ăn giàu chất xơ và uống đủ nước để giúp cơ thể trao đổi chất thật tốt. Tăng cường các thực phẩm giàu dưỡng chất, rau củ quả, các sản phẩm ít béo, ngũ cốc nguyên hạt.

6 - Xem lại các thói quen sinh hoạt

Bác sĩ Elizabeth Jackson, Đại học Michigan nhấn mạnh tầm quan trọng của lối sống khoa học, lành mạnh và tác dụng phòng ngừa đau tim và đột quỵ. Theo đó, nguy cơ với 2 bệnh này tăng dần theo độ tuổi và khó chữa trị thành công hơn khi lớn tuổi.

Hãy giữ trọng lượng cơ thể ở mức an toàn để tránh các bệnh tim mạch, tiểu đường. Thường xuyên thể dục thể thao, kiểm soát và hạ giảm mức độ stress, ăn nhiều trái cây tươi, rau cải, các chất béo không bão hòa… để mạch máu khỏe mạnh. Khi đó, sức khỏe tim mạch và não bộ cũng đều khỏe mạnh.

7 - Hãy kiên quyết bỏ thuốc lá

Hãy kiên quyết bỏ thuốc lá để tránh nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận, ung thư phổi và các bệnh về phổi.

8 - Kiểm tra tuyến giáp

Khi cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, tăng cân, tóc và da xấu dần thì nên kiểm tra tuyến giáp vì cơ quan này giúp kiểm soát mức năng lượng và điều chỉnh các hormone, đặc biệt là khi 40 tuổi. Do vậy, cần kiểm tra xem chức năng tuyến giáp có bình thường hay không. Tuy các vấn đề về tuyến giáp có thể do gene nhưng có thể kiểm soát được các biến chứng bằng thuốc.

Trần Trọng Hiếu (Theo Live Science)


Về Menu

Làm gì để khỏe mạnh sau tuổi 40?

phóng sinh yêu mến tự do to xuat gia y nghia kinh nhat tung Mùa Vu Lan lắng lòng nhớ mẹ ÛÔ cong duc phong sanh trÃ Æ Ăn uống lành mạnh để giảm bệnh tim vong xoay cua nghiep luc tay phuong da tiep nhan dao phat nhu the nao phan Ơn thầy vọng 新西兰台湾佛寺 cây nêu và những giá trị tâm linh ngày người cha tốt chính là thầy hiệu Thầy Để kiểm soát bản thân tốt 彼岸 お疲れ様のし the 普提本無 phải mất bao lâu để học cách lắng nội dung 28 phẩm kinh pháp hoa chúng ta sẽ già đi bÃn 住相 tai sao co su song chet noi tiep nhau Hồi ức một quận chúa Nộm thập nhị nhân duyên Nghĩa Ân sư 上人說要多用心 ThẠlòng vị tha pháp hành cần thiết trên Mứt lạc trong ký ức tuổi thơ hơn 100 bạn trẻ phát nguyện quy y tam lễ tự tứ sinh hoạt đặc thù của từ đau khổ đến chấm dứt đau khổ tượng phật từ tờ di chúc của người vào trong huyễn mộng Những nhu cầu tâm linh của người sắp những bông hoa mùa hạ Ăn Tết Ăn văn hóa van dap ve viec an chay tÃÆo Quảng Nam Trưởng niệm cố Ni trưởng Một nẻo về đắc nhân tâm hai huong di Đầu phung duong dung phap moi duoc phuoc lon