Làm gì để nâng cao hiệu quả của hóa trị?
Ảnh chỉ mang tính minh họa
Nghiên cứu trên do Viện Nghiên cứu Anh quốc về Gene người (NHGRI - National Human Genome Research Institute) và Đại học Oxford cùng tiến hành. Các chuyên gia phát hiện ra rằng bệnh nhân ung thư có cơ hội sống sót khoảng 5 năm hoặc dài hơn nữa sau khi hóa trị nếu họ có tương tác xã hội tốt đẹp với các bệnh nhân khác trong quá trình điều trị.
“Hành vi ứng xử kiểu mẫu được dựa trên những điều xung quanh họ. Ví dụ, bạn sẽ ăn nhiều hơn khi bạn cùng ăn với bạn bè, thậm chí khi bạn không nhìn thấy họ đang ăn gì đi nữa. Khi bạn chạy xe đạp, bạn sẽ chạy tốt hơn nếu cùng chạy với người khác, bất kể họ có chạy tốt hay không”, chia sẻ của người dẫn đầu nghiên cứu Jeff Lienert.
Để quan sát xem kết quả tương tự có xảy ra ở các bệnh nhân ung thư hay không, các nhà nghiên cứu phân tích ghi nhận y khoa trong 10 năm của hai bệnh viện ở Anh quốc. Nhóm chuyên gia xem xét tổng thời gian bệnh nhân tương tác cùng các bệnh nhân khác khi tiến hành hóa trị và so sánh tỉ lệ sống sót theo cột mốc 5 năm.
Kết quả nghiên cứu này đăng trên Tạp chí Network Science, cho thấy khi các bệnh nhân tương tác với nhau trong quá trình hóa trị, những người qua đời sau 5 năm điều trị thì có ít hơn 72% khả năng qua đời 5 năm sau điều trị. Khả năng chết trong vòng 5 năm giảm xuống 60% khi họ tương tác với bệnh nhân khác sống sót ít nhất là 5 năm sau khi hóa trị.
“Có sự khác biệt 2% trong khả năng sống sót - giữa trạng thái bị cô lập trong suốt quá trình điều trị và trạng thái được tương tác với các bệnh nhân khác, nghe có vẻ ít ỏi nhưng điều này khá quan trọng. Nếu bạn quan sát 5.000 bệnh nhân trong 9 năm, 2% sự cải thiện sẽ có ảnh hưởng đến 100 người”, các chuyên gia nói rõ.
Việc đưa một người bạn, thành viên gia đình, một người chăm sóc hay một người khách đến trong quá trình hóa trị cũng có thể giúp ích nhưng các chuyên gia chưa nghiên cứu tác dụng của sự hỗ trợ này. “Tác động này sẽ mang lại kết quả và có thể hiệu quả hơn so với việc các bệnh nhân ung thư tương tác với chính mình”, theo các nhà nghiên cứu.
Trần
Trọng Hiếu
(theo Medical
Daily)
Ngọc Sương (Tuvien.com)