Tị hiềm nghĩa là tránh trước đi, không làm việc gì đó vì sợ dễ bị nghi ngờ, hiểu lầm, ghét bỏ Do đó, để thế nhân không nghi ngờ mình, bản thân mỗi vị Tăng phải biết cẩn trọng trong mỗi hành vi, cho dù hành vi đó không trực tiếp gây ra tội, ví như nói năn
Làm sao để tránh những cơ hiềm

Tị hiềm nghĩa là tránh trước đi, không làm việc gì đó vì sợ dễ bị nghi ngờ, hiểu lầm, ghét bỏ. Do đó, để thế nhân không nghi ngờ mình, bản thân mỗi vị Tăng phải biết cẩn trọng trong mỗi hành vi, cho dù hành vi đó không trực tiếp gây ra tội, ví như nói năng hay ăn mặc phải trang nghiêm, chỉnh tề; thầy Tỳ-kheo không vào khất thực ở những nhà chỉ có mỗi phụ nữ v.v… Hình thức tu sĩ tham gia các chương trình trò chơi giải trí tạo nên nhiều thị phi  Tăng-già là một đoàn thể thanh tịnh, tuy hướng đến mục đích giải thoát, giác ngộ song vẫn sống giữa trần thế. Thế nhân đầy những xúc xiểm, cơ hiềm; Tăng-già thì ngược dòng đời, thong dong giữa hai bờ, tránh cực đoan hay thái quá. Tăng lấy giới làm hương, lấy định làm áo, lấy tuệ giác làm hoa tô điểm, lấy nhẫn nhục làm sàng tòa…
Trước khi nhập Niết-bàn, Đức Phật đã ân cần dặn dò: “Các thầy Tỳ-kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như Lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy”.

Tịnh giới mà Đức Phật chế định cho các thầy Tỳ-kheo, theo Tứ phần luật, gồm 250 giới (Tỳ-kheo-ni 348 giới), trong đó có thể tạm phân định làm 2 phần: giới luật (những giới điều cấm tội lỗi thực sự) và oai nghi (những giới điều cấm hành vi bất xứng). Việc giữ gìn giới luật và oai nghi ấy khiến cho Tăng được gọi là Chúng trung tôn - bậc đáng được kính trọng.

Có thể thấy, Tăng-già là một đoàn thể, trong đó mỗi một thành viên đều phải nỗ lực tôn kính và giữ gìn tịnh giới, thuộc về tự nội; bên cạnh đó, để cho đoàn thể này trở thành tấm gương cho đời, mỗi thành viên còn phải biết giữ gìn hình ảnh của đoàn thể, bằng cách tránh những cơ hiềm không đáng có - tức đối ngoại.

Trong giới luật Phật chế, có rất nhiều điều giới liên quan đến tị hiềm như thế, phần lớn thuộc về oai nghi của các vị Tỳ-kheo, chứng tỏ Đức Phật luôn xem trọng mối tương tác giữa đoàn thể Tăng-già và cộng đồng xã hội.

Tị hiềm nghĩa là tránh trước đi, không làm việc gì đó vì sợ dễ bị nghi ngờ, hiểu lầm, ghét bỏ. Do đó, để thế nhân không nghi ngờ mình, bản thân mỗi vị Tăng phải biết cẩn trọng trong mỗi hành vi, cho dù hành vi đó không trực tiếp gây ra tội, ví như nói năng hay ăn mặc phải trang nghiêm, chỉnh tề; thầy Tỳ-kheo không vào khất thực ở những nhà chỉ có mỗi phụ nữ v.v…

Theo sự phát triển của xã hội, nhiều điều giới thời Đức Phật khó có thể áp dụng triệt để trong thời đại ngày nay, do đó theo tinh thần “khai giá” (linh hoạt và hạn chế), những “khinh giới” (giới nhẹ), như có thể thấy, đã được gia giảm, linh hoạt phần nào trong đời sống Tăng-già hiện đại. Tuy nhiên, dù linh hoạt thế nào thì cốt yếu của giới luật vẫn là xây dựng đạo đức trên nền tảng giải thoát, nên “thiểu dục tri túc” “tàm quý” là điều không thể “linh hoạt”.

Những điều nói trên ít nhiều liên quan đến sự việc gần đây trên truyền hình và internet xuất hiện “hai nhà sư hát triệu view” tham gia chương trình Tuyệt đỉnh song ca 2017 gây xôn xao dư luận. Dù đã được các cơ quan có trách nhiệm đính chính rằng họ chỉ mang hình thức tu sĩ chứ không phải Tỳ-kheo, song qua đó, sự việc vẫn khiến cho cộng đồng xã hội quan tâm nhiều hơn đối với các hành vi của người tu sĩ Phật giáo.

Dù trong thời đại nào đi nữa, thiết nghĩ, người tu sĩ Phật giáo cũng cần phải gìn giữ hình ảnh tốt đẹp cho đoàn thể Tăng-già thanh tịnh. Vì lẽ, giới luật chính là thọ mạng của Tăng-già, giới luật còn là Phật pháp còn, giới luật mất là Phật pháp mất. Người tu cũng không nên bất cẩn, phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
 
Bài viết: "Làm sao để tránh những cơ hiềm"
Đăng Tâm - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

làm sao để tránh những cơ hiềm lam sao de tranh nhung co hiem tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

thÃ Æ 仏壇 おしゃれ 飾り方 Thiền chữa chứng cô đơn ở người 曹村村 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ lời phật dạy về tình yêu nam nữ yêu Thêm hai món chay vào thực đơn nhà 班禅额尔德尼 佛教算中国传统文化吗 ไๆาา แากกา 閩南語俗語 無事不動三寶 Lời thề giữa rừng thiêng 墓 購入 Bắt bệnh theo thời tiết ly cong uan 饿鬼 描写 饒益眾生 皈依是什么意思 Bức thư của một chú cún Ä áº 천태종 대구동대사 도산스님 Miên man phố Bài thuốc đông y trị sởi 築地本願寺 盆踊り いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 อธ ษฐานบารม 供灯的功德 lắng nghe công án thiền trong hai ca khúc cầu nguyện có được kết quả như ý 佛经讲 男女欲望 lịch sử phật giáo việt nam 必使淫心身心具断 chương viii thời kỳ đầu của phật 精霊供養 phat phap 白骨观 危险性 Giáo 曹洞宗総合研究センター 五戒十善 Đậu nành thực phẩm chay tốt cho sức sân chơi lý thú của tuổi 迴向 意思 市町村別寺院数順位 飞来寺 Ngọn lửa Quảng Đức và biến cố Phật ä½ æ ä ç ˆå ³æ Mệt 福生市永代供養 金宝堂のお得な商品 Nhặt vàng phai 鎌倉市 霊園