Tị hiềm nghĩa là tránh trước đi, không làm việc gì đó vì sợ dễ bị nghi ngờ, hiểu lầm, ghét bỏ Do đó, để thế nhân không nghi ngờ mình, bản thân mỗi vị Tăng phải biết cẩn trọng trong mỗi hành vi, cho dù hành vi đó không trực tiếp gây ra tội, ví như nói năn
Làm sao để tránh những cơ hiềm

Tị hiềm nghĩa là tránh trước đi, không làm việc gì đó vì sợ dễ bị nghi ngờ, hiểu lầm, ghét bỏ. Do đó, để thế nhân không nghi ngờ mình, bản thân mỗi vị Tăng phải biết cẩn trọng trong mỗi hành vi, cho dù hành vi đó không trực tiếp gây ra tội, ví như nói năng hay ăn mặc phải trang nghiêm, chỉnh tề; thầy Tỳ-kheo không vào khất thực ở những nhà chỉ có mỗi phụ nữ v.v… Hình thức tu sĩ tham gia các chương trình trò chơi giải trí tạo nên nhiều thị phi  Tăng-già là một đoàn thể thanh tịnh, tuy hướng đến mục đích giải thoát, giác ngộ song vẫn sống giữa trần thế. Thế nhân đầy những xúc xiểm, cơ hiềm; Tăng-già thì ngược dòng đời, thong dong giữa hai bờ, tránh cực đoan hay thái quá. Tăng lấy giới làm hương, lấy định làm áo, lấy tuệ giác làm hoa tô điểm, lấy nhẫn nhục làm sàng tòa…
Trước khi nhập Niết-bàn, Đức Phật đã ân cần dặn dò: “Các thầy Tỳ-kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như Lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy”.

Tịnh giới mà Đức Phật chế định cho các thầy Tỳ-kheo, theo Tứ phần luật, gồm 250 giới (Tỳ-kheo-ni 348 giới), trong đó có thể tạm phân định làm 2 phần: giới luật (những giới điều cấm tội lỗi thực sự) và oai nghi (những giới điều cấm hành vi bất xứng). Việc giữ gìn giới luật và oai nghi ấy khiến cho Tăng được gọi là Chúng trung tôn - bậc đáng được kính trọng.

Có thể thấy, Tăng-già là một đoàn thể, trong đó mỗi một thành viên đều phải nỗ lực tôn kính và giữ gìn tịnh giới, thuộc về tự nội; bên cạnh đó, để cho đoàn thể này trở thành tấm gương cho đời, mỗi thành viên còn phải biết giữ gìn hình ảnh của đoàn thể, bằng cách tránh những cơ hiềm không đáng có - tức đối ngoại.

Trong giới luật Phật chế, có rất nhiều điều giới liên quan đến tị hiềm như thế, phần lớn thuộc về oai nghi của các vị Tỳ-kheo, chứng tỏ Đức Phật luôn xem trọng mối tương tác giữa đoàn thể Tăng-già và cộng đồng xã hội.

Tị hiềm nghĩa là tránh trước đi, không làm việc gì đó vì sợ dễ bị nghi ngờ, hiểu lầm, ghét bỏ. Do đó, để thế nhân không nghi ngờ mình, bản thân mỗi vị Tăng phải biết cẩn trọng trong mỗi hành vi, cho dù hành vi đó không trực tiếp gây ra tội, ví như nói năng hay ăn mặc phải trang nghiêm, chỉnh tề; thầy Tỳ-kheo không vào khất thực ở những nhà chỉ có mỗi phụ nữ v.v…

Theo sự phát triển của xã hội, nhiều điều giới thời Đức Phật khó có thể áp dụng triệt để trong thời đại ngày nay, do đó theo tinh thần “khai giá” (linh hoạt và hạn chế), những “khinh giới” (giới nhẹ), như có thể thấy, đã được gia giảm, linh hoạt phần nào trong đời sống Tăng-già hiện đại. Tuy nhiên, dù linh hoạt thế nào thì cốt yếu của giới luật vẫn là xây dựng đạo đức trên nền tảng giải thoát, nên “thiểu dục tri túc” “tàm quý” là điều không thể “linh hoạt”.

Những điều nói trên ít nhiều liên quan đến sự việc gần đây trên truyền hình và internet xuất hiện “hai nhà sư hát triệu view” tham gia chương trình Tuyệt đỉnh song ca 2017 gây xôn xao dư luận. Dù đã được các cơ quan có trách nhiệm đính chính rằng họ chỉ mang hình thức tu sĩ chứ không phải Tỳ-kheo, song qua đó, sự việc vẫn khiến cho cộng đồng xã hội quan tâm nhiều hơn đối với các hành vi của người tu sĩ Phật giáo.

Dù trong thời đại nào đi nữa, thiết nghĩ, người tu sĩ Phật giáo cũng cần phải gìn giữ hình ảnh tốt đẹp cho đoàn thể Tăng-già thanh tịnh. Vì lẽ, giới luật chính là thọ mạng của Tăng-già, giới luật còn là Phật pháp còn, giới luật mất là Phật pháp mất. Người tu cũng không nên bất cẩn, phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
 
Bài viết: "Làm sao để tránh những cơ hiềm"
Đăng Tâm - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

làm sao để tránh những cơ hiềm lam sao de tranh nhung co hiem tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

净地不是问了问了一看 Dịch ろうそくを点ける ä½ ç 経å イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 Quan điểm của Phật giáo về nghèo 夷隅郡大多喜町 樹木葬 Phật bài bia rượu tác động xấu đến giấc ngủ bình đẳng nam giao vài ý nghĩ về việc dịch thuật những ブッダの教えポスター 发此之方便 激安仏壇店 Cao khổ qua đậu bắp trị tiểu 心经全文下载 một ç¾ あんぴくんとは Liễu Quán Phạm 金乔觉 giao duc Ð Ñ Ñ di Tưởng niệm Tổ sư Viên 什么是佛度正缘 弘一法师 饭 放盐 人间佛教 秽土成佛 nhắm mắt lại rồi con sẽ thấy Bảo cuộc sống đã hiện đại nhưng xin tại sao người xưa nói nghĩa vợ chồng giÃ Æ Hà thủ ô Thật giả lẫn lộn doi dieu ve phuong thuc dau tranh bat bao dong cua thập đại đệ tử ht tinh vân tượng phật ngọc hòa bình thế giới bất Lễ húy kỵ Tổ khai sơn Thiên Thai พระอ ญญาโกณฑ ญญะ trò Hôn nhân miếng xào măng khô cho bữa cơm ngon khßi 净土五经是哪五经 中孚卦 如闻天人 ChÃ