Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) chắc chắn đã dựa vào dữ liệu thống kê hoàn toàn đáng tin cậy khi khẳng định bệnh tiểu đường là một trong các nguy cơ hàng đầu cho sức khỏe cộng đồng trong thập niên trước mặt ở các nước trong vùng Đông Nam Á, nghĩa là có nước mình! Một số thầy thuốc quả thật không quá lời khi đánh giá căn bệnh này thậm chí nguy hại hơn các cơn dịch cảm cúm, mặc dầu bệnh không lây lan.

	Làm sao phòng bệnh tiểu đường?

Làm sao phòng bệnh tiểu đường?

Nguyên lý hoạt động của thuốc xịt trị tiểu đường. Credit: Getty Images
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chắc chắn đã dựa  vào dữ liệu thống kê  hoàn toàn đáng tin cậy khi khẳng định bệnh tiểu đường là một trong các nguy cơ hàng đầu cho sức khỏe cộng đồng trong thập niên trước mặt ở các nước trong vùng Đông Nam Á, nghĩa là có nước mình! Một số thầy thuốc quả thật không quá lời khi đánh giá căn bệnh này thậm chí nguy hại hơn các cơn dịch cảm cúm, mặc dầu bệnh không lây lan.

Đánh giá đó hoàn toàn hợp lý khi tỷ lệ mắc bệnh, ngay cả ở các nước đã có nền y tế với cấu trúc ổn định và chương trình phòng chống bệnh tiểu đường tiến hành đã được hàng chục năm, vẫn không dưới 8-10%!, và với khuynh hướng tiếp tục gia tăng, mặc dầu kỹ thuật chẩn đoán cũng như phương tiện điều trị bệnh tiểu đường đã được cải thiện thấy rõ. Đáng lo hơn nữa vì nếu có thể chủng ngừa bệnh nặng như viêm gan siêu vi thì cho đến nay vẫn chưa có cách phòng bệnh tiểu đường theo kiểu đó.

Nhưng nếu tưởng vì thế chỉ còn nước khoanh tay chờ trời kêu ai nấy dạ thì lầm. Theo một số chuyên gia nổi tiếng trong ngành nội tiết, vẫn có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường theo ý nghĩa gián tiếp. Theo họ, nhiều người đúng lý đã không mắc bệnh nếu trước đó chịu khó lưu ý ngăn chặn một số điều kiện khiến bệnh dễ phát tán từ tuổi trung niên.

Đó là:

1. Tầm soát bệnh bằng cách thử đường huyết định kỳ khi bước vào tuổi 50. Nếu tưởng với bệnh tiểu đường có thể nuôi hy vọng “càng già càng dẻo càng dai” thì chỉ là ảo vọng. Với người có cuộc sống quá căng thẳng nên thậm chí bắt đầu theo dõi đường huyết từ tuổi 40.

2. Biện pháp này cần được tiến hành rốt ráo hơn nữa với nhịp 3 tháng một lần cho người có thân nhân trực hệ đã bị bệnh tiểu đường, vì 30-40% trong số họ khó tránh là miếng mồi ngon của căn bệnh này.

3. Tránh béo phì bằng mọi cách, cụ thể là đừng để vòng bụng vượt quá 85 ở phụ nữ và 95 ở nam giới kể từ tuổi 50 vì lượng mỡ đóng ở thành bụng chính là đòn bẩy cho bệnh tiểu đường. Mỡ bụng càng dày, bệnh càng nặng.

4. Vận động cho thường. Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đại trà, số người mắc bệnh tiểu đường ở các thành phố lớn, ở các nước công nghệ cao gấp 3 lần ở vùng nông thôn vì mức độ vận động của người dân chốn thị thành không bằng phân nửa của nhà nông.

5.Tránh chế độ dinh dưỡng quá đơn điệu. Hoạt động của tụy tạng, cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh đường huyết, tùy thuộc vào nhiều loại sinh tố và khoáng tố. Xác suất mắc bệnh tiểu đường vì thế tỷ lệ nghịch với hàm lượng rau quả tươi trong khẩu phần. Ai càng mạnh miệng với thực phẩm công nghệ, người đó càng dễ bị bệnh tiểu đường.

6. Điều trị huyết áp cao cho đến nơi đến chốn. Đừng quên bệnh nhân cao huyết áp có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần người tuy cũng có nếp sống dễ bị bệnh tiểu đường nhưng huyết áp bình thường.

7. Đừng lạm dụng các loại thuốc làm tăng đường huyết như thuốc cảm, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm. Thay vào đó nên ưu tiên cho các phương pháp không dùng thuốc.

8. Khó nhất cho nhiều người dân xứ mình là giảm rượu bia tối đa. Viêm gan nhiễm mỡ do độ cồn, không sớm thì muộn, cũng kéo bệnh tiểu đường.

Mới nghe tưởng phức tạp, nhưng biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường trên thực tế vẫn còn quá đơn giản nếu so với việc trị bệnh một khi bệnh đã phát. Phòng bệnh bao giờ cũng an toàn và rẻ tiền hơn chữa bệnh. Ai chưa tin nên ghé qua phòng cấp cứu nhìn cho kỹ bệnh nhân tiểu đường đang hôn mê. Chắc chắn sau đó sẽ hiểu hơn về bệnh tiểu đường, vấn nạn của thế kỷ XXI.

Thông báo

Với tôn chỉ “Đưa đạo vào đời để đời thành đạo”, Phòng Tư vấn Sức khỏe & Điều trị Nội khoa thuộc Trung tâm Oxy Cao áp, số 3, đường Ba Tháng Hai, quận 10, TP.HCM (cạnh siêu thị Maxi), sẽ tổ chức một buổi tập huấn miễn phí cho Tăng Ni, Phật tử do bác sĩ Lương Lễ Hoàng đảm trách về đề tài “Ít điều cần biết trong bệnh tiểu đường” vào ngày thứ Bảy 28-2-2009, từ 14 giờ đến 16 giờ.

Vì số chỗ có giới hạn, quý Tăng Ni, Phật tử muốn tham gia buổi giao lưu xin giữ chỗ qua số điện thoại 36.121.398 trước ngày 24-2-2009.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Oxy Cao áp, TP.HCM)


Về Menu

Làm sao phòng bệnh tiểu đường?

tinh thần tuệ giác văn thù phần i Cà ri chay Vai trò của người truyền đạo 皈依是什么意思 仏壇 拝む 言い方 Vui thay Phật ra đời Uống trà như thế nào thì tốt Vì sao người lớn cũng nên tô màu 元代 僧人 功德碑 Món chay ngon cho ngày cuối tuần オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ Bồi hồi dưới mái chùa xưa angela Gọi tên tôi nhé bạn thân hỡi 深恩正 lá thư không gửi Hoàng cung trinh nữ Đọc kinh sám hối tham thiền chi bang thay doi chinh ba điều cần suy ngẫm trong cuộc sống thien va yeu Cúm và những câu hỏi nóng bỏng thuy sam 迴向 意思 Giảm cân dù ít vẫn tốt cho sức khỏe Chùa Hội Linh 做人處事 中文 仏壇 おしゃれ 飾り方 nen niem a di da hay a mi 鎌倉市 霊園 Chỉ số khối cơ thể BMI là gì 梁皇忏法事 cái chết 不空羂索心咒梵文 Quan điểm của Ðức Phật về thực 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 Ý nghĩalạy Hồng danh sám hối to di xuân pháp hoa 葛飾区のお寺曹洞宗 Kinh Phổ Môn 上座部佛教經典 Û Õ 5 công dụng bất ngờ của Aspirin Doanh nhân làm nhà sư một tuần 川井霊園 Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng gởi 禅诗精选