GNO - Đường được cho là nguyên nhân gây ra nhiều bất ổn sức khỏe nếu hấp thu quá mức an toàn...

	Làm thế nào để giảm lượng đường đưa vào cơ thể?

Làm thế nào để giảm lượng đường đưa vào cơ thể?

Ăn nhiều đường có hại cho sức khỏe

GNO - Đường được cho là nguyên nhân gây ra nhiều bất ổn sức khỏe nếu hấp thu quá mức an toàn vào cơ thể. Cụ thể là các bệnh như: béo phì, tiểu đường, giúp tế bào ung thư phát triển, gây hạn chế khả năng tư duy, ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần,… Do vậy, cắt giảm bớt lượng đường đưa vào cơ thể là việc nên làm - lời khuyên từ các chuyên gia.

Nhưng đây thật sự là điều không dễ làm vì thức ăn và đồ uống ngọt có sức “cám dỗ” không nhỏ với mỗi người chúng ta, nhất là với trẻ em và người hảo ngọt. Chuyên trang y học thường thức trực tuyến Medical Daily đã chia sẻ cùng độc giả cách giúp hạn chế đưa đường vào cơ thể nhằm phòng tránh một số tác hại do hấp thu đường quá mức đến cho sức khỏe chúng ta.

Đó là: “Trước hết, bạn phải biết bạn sẽ ăn gì và đánh giá xem chế độ ăn của mình có cân bằng hay không. Thông thường, chúng ta sẽ thèm ngọt và ăn nhiều đồ ngọt vì chế độ ăn có quá ít các loại ngũ cốc, trái cây và rau củ”. Ngoài ra, nếu ăn nhiều các loại thực phẩm tinh chế và chế biến công nghiệp, chúng ta cũng sẽ có xu hướng ăn nhiều đường hơn.

Dưới đây là các mẹo nhỏ có thể giúp bạn hạn chế lượng đường đưa vào cơ thể hàng ngày, cụ thể là:

- Hãy ngưng uống các loại thức uống ngọt. Thay thế các loại nước uống chứa nhiều đường bằng nước lọc và các loại trà thảo dược. Song song đó, có thể chế biến thức uống kết hợp trà xanh, chanh tươi và bạc hà cho vào tủ lạnh, dùng khi khát nước. Đây là loại thức uống rất tốt, đặc biệt là vào thời tiết những ngày hè hoặc khi trời nắng nóng.

- Nếu bạn có thói quen hay cho thêm đường vào trà hay cà phê thì hãy cắt giảm dần lượng đường. Mỗi lần giảm một nửa, một nửa cho đến khi không cần đường nữa.

- Thêm 2 khẩu phần trái cây vào chế độ ăn mỗi ngày. Các loại trái cây tốt cho sức khỏe nhưng chứa ít đường là các loại dâu, táo xanh, cam và kiwi.

-  Thay thế đường bằng các thực phẩm có vị chua như chanh, tắc, bưởi, sữa chua, kim chi,…

- Bạn tuyệt đối không nên bỏ bữa. Cần đảm bảo rằng bạn ăn vào những giờ nhất định trong ngày để giúp ổn định mức đường huyết của cơ thể. Các chuyên gia khuyên nên ăn 3 bữa chính và chỉ 1 bữa ăn vặt (nếu có nhu cầu) mỗi ngày.

- Hãy bắt đầu một ngày mới bằng điểm tâm có chứa protein chứ không phải đồ ngọt (bánh ngọt, mứt các loại, nước trái cây đóng hộp).

- Thêm các gia vị như ớt chuông, tiêu, nghệ, gừng, tỏi… vào các món ăn hàng ngày.

- Chăm chỉ tập thể dục, đều đặn mỗi ngày trong tuần.

- Hãy ăn các loại thực phẩm tươi (không qua chế biến công nghiệp) và hạn chế tối đa các món thuộc nhóm thức ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn, vì có rất nhiều đường và muối được tẩm ướp trong đó.

- Phải ngủ đủ giấc. Bạn nên ngủ từ 7-8 tiếng đồng hồ mỗi đêm. Càng thiếu ngủ thì bạn sẽ càng thèm ngọt.

Trần Trọng Hiếu


Về Menu

Làm thế nào để giảm lượng đường đưa vào cơ thể?

Cuộc đời huyền bí của thiền sư có Hoa cúc và mứt gừng cà chua Ba Bệnh cảm càng nghiêm trọng hơn khi ở mùa xuân 新西兰台湾佛寺 首座 tuyen Cao nhìn và làm chủ cái giận Vòng eo tăng Nên chần rau quả qua nước muối cơm lá cẩm trộn củ quả vài ý nghĩ nhỏ về đức dũng của 人生是 旅程 風景 天眼佛教 phong ho nho quan niem trở moi thiền tông Chùa Núi Tiếng rống sư tử Người trong lòng tay Phật mình phat giao va nhung van de thoi dai khai quat ve ngu uan vo nga bi mat trai tim thieng lieng bat diet cua bo tat Thiền giúp giảm các bệnh đường ruột Đường Tăng được kinh qua cái nhìn Khởi động Ngày Chay Thế giới song Cha tôi Trung thu gợi nhớ mùa trăng cũ 白骨观 危险性 nghệ an kết nối duyên lành ẩm thực doi net ve cuoc doi su ba hai trieu am Gió Đừng đi ngủ khi tức giận Thêm bạn để khỏe mạnh lưu gia 宗教法人解散認証申請 司法書士提出 nhin độc đáo lễ hằng thuận của 14 cặp Cơm chay lá sen phật giáo thiền tông việt nam Hồi ức một quận chúa Kỳ 3 Người