Vừa qua tôi lục giấy tờ cũ, tình cờ thấy một trang giấy có thủ bút của Thầy Thích Thiện Châu cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu , một bài thơ Cảm động quá Bài thơ này Thầy viết sau khi khoá Thiền mùa hè năm 1990 chấm dứt và là lần cuối cùng Thầy sang giảng
Lắng nghe tiếng nước chảy

Vừa qua tôi lục giấy tờ cũ, tình cờ thấy một trang giấy có thủ bút của Thầy Thích Thiện Châu (cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu), một bài thơ. Cảm động quá. Bài thơ này Thầy viết sau khi khoá Thiền mùa hè năm 1990 chấm dứt và là lần cuối cùng Thầy sang giảng khoá Thiền tại Muenchen.

Từ khi đảm nhiệm dạy môn triết học so sánh giữa tri thức luận Phật học và triết học Tây phương tại Đại học LMU Muenchen, mỗi năm tôi tổ chức khoá Thiền mùa hè và mùa đông cho sinh viên (trong đó những trí thức quan tâm đến Thiền cũng có thể ghi tên tham dự). Hội thảo cuối tuần đúc kết các đề tài tham luận lý thuyết chuyển sang thực hành để giúp sinh viên hiểu biết chu đáo về Phật học và thực hành phương pháp Thiền định.

Những lần như thế tôi thường mời hai vị sư: Thầy Thiện Châu ở chùa Trúc Lâm (Paris) và Bikkhu Pasadika người Đức (hiện cũng hơn 80, vốn là bạn học với Thầy TTC và HT Thích Minh Châu, một học giả uyên thâm về Sanskrit và Tây tạng) đến hướng dẫn các buổi ngồi Thiền cũng như tham luận của sinh viên. Trong suốt các thập niên 70, 80, 90, đầu thiên niên kỷ thứ 21, hai vị Thầy đáng kính đã không ngại đường xa đến giúp tôi, đông cũng như hè, lặn lội trong tuyết lạnh hay thong dong trong nắng ấm, tận tình chỉ dẫn những sinh viên trẻ tìm hiểu đạo Phật với tâm từ bi và khiêm ái.

Khoá Thiền năm 1990 tôi tổ chức tại Weyarn cách München 50 km, trong rừng, tại một trung tâm văn hoá tôn giáo, được trang bị đầy đủ cho các buổi toạ Thiền, rất thích hợp với hội thảo của chúng tôi.

Sau khi đón Thầy từ sân ga, chúng tôi đến Weyarn, buổi chiều trước hôm bắt đầu khóa Thiền. Thầy trò đi dạo trong rừng, cũng để tìm điạ điểm rộng thoáng, đẹp cho một buổi ngồi Thiền định trong rừng. Hôm ấy đi sâu vào rừng, một hồi không tìm thấy lối ra, tôi cùng với các cháu bối rối sợ đi lạc mãi trong đêm khó tìm đường, nhưng Thầy vẫn điềm đạm, bảo ngồi nghỉ chân rồi đi tiếp, lúc sau Thầy bảo đi theo hướng nước chảy, may sao gặp một hồ nước mới định phương hướng tìm về, khi ấy trăng đã lên cao.

Thầy Thích Thiện Châu và Mai Lan

Dạo ấy các khoá Thiền do tôi tổ chức rất đông sinh viên đến tham dự, có khi lên đến trăm người, mặc dù thông báo giới hạn tham dự tối đa 50 người (đối với viện Triết, đó là hiện tượng khá đặc biệt). Nhiều lần phải phân làm hai nhóm và mỗi Thầy hướng dẫn một nhóm.

Thật thú vị khi thấy các sinh viên Đức đua nhau vào lớp có ôngThầy Việt nam, còn số sinh viên Á Châu, nhất là các Phật tử Việt nam (ngoại khoá) lại thích vào nghe ông Thầy Đức giảng.Thường sau mỗi khoá Thiền, Thầy TTC đọc một hay hai bài thơ cho sinh viên nghe (tôi dịch sang tiếng Đức). Năm ấy, sau buổi Thiền, Thầy viết bài thơ trên mặt sau tờ giấy ghi tên sinh viên tham dự (thường danh sách một bản đưa cho Thầy).Thầy để lại bài thơ, rồi từ biệt mọi người và từ đó không trở lại nữa sau khi ngã bệnh và viên tịch năm 1997.

Nhìn lại thủ bút của Thầy, tôi ngẩn người, thế mà đã 21 năm, không ngờ đã hai thập niên lẻ một, tưởng như mới đây, mà nay người không còn nữa...

Từng chữ như vẽ lại dáng vị sư áo nâu nhũn nhặn, trầm tỉnh ngồi nghỉ trên phiến đá, trong lúc chúng tôi, nhất là tôi, lo sợ trời tối mà các cháu nhỏ (Mai Lan lúc ấy lên 9, Minh lên 10) đi theo đã đói và mỏi mệt, sương xuống càng lúc càng dày. Thầy bảo đừng sợ, rồi hướng dẫn chúng tôi đi theo tiếng suối, chúng tôi vạch lau sậy đi trong sương mù bồng bềnh...và không thể tả nỗi sự vui mừng ngạc nhiên khi thoát ra khỏi vùng vây lau sậy u minh, đến bên bờ hồ, mới biết trăng đã lên tự bao giờ, vằng vặc sáng.

Lời thơ bình dị, mộc mạc, hầu như tự quên là thơ, không đòi hỏi là thơ, mà đạo vị và thi vị thanh thoát bàng bạc từ chữ đầu đến chữ cuối đúng theo hạnh "giới ngữ" của nhà Phật. Chân dung của vị sư như thoát ra từ câu thơ, hiển hiện trước mắt, điềm đạm, khiêm cung và từ ái, một lữ khách theo chân Như Lai, đến và đi như thế, không ồn ào, không mê hoặc.

Người đã đến từ xa, cùng những sinh viên ngồi đếm từng hơi thở, hầu như chỉ dạy cách lắng tâm nghe dòng đời chảy để "thấy đường" nhân ái rộng trước mắt. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao sinh viên Đức ngưỡng mộ Thầy.

Thơ của Thầy Thiện Châu

Thấy đường

Chiều xuống giữa ngàn cây,
Sương lam hoà trong mây
Cỏ dại lấp lối đi
Lữ khách dừng chân nghỉ
Lắng nghe tiếng nước chảy
Lần theo suối đi mãi
Hết đường - một hồ vắng
Nước lặng loáng trăng vàng

(Thích Thiện Châu 14.7. 1990)


* Thường những buổi toạ Thiền đều không được chụp hình vì tôn trọng sự tĩnh lặng và tập trung, nên không có hình ảnh đầy đủ.
 

Huế, trung thu Tân Mão
T.K.L

Nguồn: Tạp chí Sông Hương

 

Về Menu

lắng nghe tiếng nước chảy lang nghe tieng nuoc chay tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

止念清明 轉念花開 金剛經 thân thể thi hóa qua điệp khúc 18 chữ 善光寺 七五三 chùa diệu ấn ta đốt đời ta Chùa Thiền Tôn 2 tổ chức lễ húy kỵ dung de khi ve gia phai tiec nuoi nhung dieu quy 7 điều cần biết về sức khỏe nam 涅槃御和讃 Thuб c Lễ tưởng niệm húy nhật cố Đại lão 康 惡 还愿怎么个还法 Quảng 四依法 Về Nguyên nhân nhiều người trẻ bị mỗi vết thương là một sự trưởng Trà gừng tốt cho sức khỏe chết là điều chắc chắn Quảng Trị Lễ giỗ tổ khai sơn tổ bàn tay bạn để làm gì Cẩn thận với món chay giả mặn Omega 3 thật sự có lợi cho tim mạch Quan hệ anh em thân tộc trong kinh điển mc phan anh ở bhutan con dung hoc phat va tu phat phai luon song hanh con đừng học phật và tu phật phải chuong vi cac tong phai phat giao trung hoa hãy sống như ngày mai ta không còn được gia lai Nhớ Ăn la lợi ích của người biết ăn năn sám nhà chua tu lam Đà Nẵng Ni sư Thích nữ Diệu Thanh viên Cỏ Mùa Xuân vÃƒÆ dao duc doi xu binh dang net dep lam nguoi một thời để nhớ Một ngày Thở và cười Lược khảo về quan hệ thầy trò trong 乾九 トO Ä Đường cũng độc hại như thuốc lá sống chung với mẹ chồng theo lời phật