Nhân Lễ tưởng niệm 24 năm (1984-2008) Cố HT Thích Trí Thủ viên tịchLàng Trung Kiên có từ đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), khởi nguyên từ một đạo thủy quân của chúa Nguyễn cử ra trấn áp miền phiên dậu phía Bắc với nhà Trịnh. Đạo thủy quân đó gồm 5 cánh gọi là Ngũ Kiên: Tiền Kiên, Tả Kiên, Hữu Kiên, Hậu Kiên và Trung Kiên. Năm cánh thủy quân này đóng quân tại vùng đất thuộc tổng Bích La, phủ Triệu Phong (nay thuộc xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) lâu ngày lập thành làng và tồn tại mãi cho đến ngày nay.

Làng Trung Kiên: Chiếc nôi sản sinh nhiều Cao tăng thời cận đại

Chân dung HT Thích Trí Thủ người làng Trung Kiên
Nhân Lễ tưởng  niệm 24 năm (1984-2008) Cố HT Thích Trí Thủ viên tịch
Làng Trung Kiên có từ đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), khởi nguyên từ một đạo thủy quân của chúa Nguyễn cử ra trấn áp miền phiên dậu phía Bắc với nhà Trịnh. Đạo thủy quân đó gồm 5 cánh gọi là Ngũ Kiên: Tiền Kiên, Tả Kiên, Hữu Kiên, Hậu Kiên và Trung Kiên. Năm cánh thủy quân này đóng quân tại vùng đất thuộc tổng Bích La, phủ Triệu Phong (nay thuộc xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) lâu ngày lập thành làng và tồn tại mãi cho đến ngày nay.

Làng Trung Kiên có 21 họ tộc, dân làng thuần nông, nghèo nhưng rất hiếu đạo, biết kính trọng thờ cúng Phật thần, tổ tiên ông bà. Ngày nay đến làng Trung Kiên, người ta dễ dàng nhận thấy hàng loạt cơ sở văn hóa tâm linh như đình, chùa, miếu, vũ, đàn âm hồn, trường học, nhà đội... Đây là nét sinh hoạt văn hóa tâm linh rất đặc trưng mà có lẽ không nhiều nơi như làng Trung Kiên vẫn còn lưu giữ được. Đạo lý thờ phụng thuần theo tín ngưỡng Phật giáo của nhiều thế hệ người dân làng Trung Kiên quả là đáng tuyên dương và trân trọng.
Chùa Linh Quang làng Trung Kiên do Tổ Đạo Minh-Phổ Tịnh sáng lập năm Gia Long thứ I (1802) qua nhiều lần trùng tu sửa chữa. Năm 1941 trùng tu chùa gỗ; năm 1975 phục dựng sửa chữa do chiến tranh tàn phá; năm 1980, HT.Thích Trí Thủ trùng kiến trong điều kiện kinh tế hạn chế; năm 2000 nhân dân trong làng cùng Tăng, Ni bổn đạo Phật tử đồng hương và các Tổ đình, tự viện có gốc tích từ làng Trung Kiên đã cùng nhau phát động đại trùng tu xây dựng chùa bê-tông cốt sắt bền vững đến nay đã hoàn thành khang trang, to đẹp, bề thế. Chùa Linh Quang còn lưu giữ được nhiều pháp bảo xưa quý như chúc bản thờ tại hậu tổ và đại hồng chung đều thuộc năm Gia Long thứ I (1802).
Làng Trung Kiên nhỏ, đất hiếm lại thấp nên hàng năm bị những cơn lụt hoành hành; làng Trung Kiên nghèo, nên người dân phải đi làm ăn xa và đa phần định cư tại các tỉnh thành phía Nam… nhưng trong tâm khảm của dân làng thì Trung Kiên là chốn Tổ, nơi sản sinh nhiều vị cao tăng Phật giáo nên dù đi đâu, ở đâu họ cũng luôn ngưỡng vọng, hướng về.
Làng làm Tổ
“Quảng Trị Trung Kiên, Thừa Thiên Giạ Lê” là câu nói cửa miệng của chư tôn đức thiền môn xứ Thuận Hóa. Tôi tìm hiểu và được các thầy giải thích vì làng Trung Kiên có nhiều người đi tu lắm, mà hễ đã đi tu thì phần đông trở thành cao tăng thạc đức. Nghe vậy và cũng chỉ biết vậy. Nhưng khi tôi xuất gia lại đúng vào ngôi chùa mà vị Tổ khai sơn là người làng Trung Kiên và bổn sư của tôi cũng là người làng Trung Kiên, thế nên tôi mới gia tâm tìm hiểu thêm về ngôi làng lịch sử này.
Nói Quảng Trị Trung Kiên... là nói ngôi làng Tổ. Bởi từ ngôi làng Trung Kiên này đã sản sinh nhiều vị Tổ sư khai sáng các Tổ đình tự viện tại Quảng Trị, Huế và nhiều tỉnh thành khác hoặc những vị cao tăng thạc đức có đóng góp đáng kể cho lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam. Khởi đầu là Tổ Đạo Minh-Phổ Tịnh, trú trì chùa Báo Quốc (Huế), sáng lập chùa Linh Quang giáo hóa đồ chúng tại làng Trung Kiên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa tâm linh, đạo đức và cốt cách của người dân khiến bản tính hiền hòa, hiếu thuận… danh thơm vang vọng đến triều đình nên được ban hiệu “Sắc tứ Linh Quang tự”. Dấu ấn địa linh được thể hiện rõ nét nhất là đời nào cũng có những người con làng Trung Kiên xuất gia trở thành cao tăng, rường cột của Giáo hội như Tổ Tánh Thiên-Nhất Định, khai sơn Tổ đình Từ Hiếu (Huế); Tổ Trừng Nhã-Chí Thanh, khai sơn chùa Giác Lâm (Huế), Tổ Ngộ Tánh-Phước Huệ, khai sơn chùa Hải Đức (Huế) và trùng kiến chùa Hải Đức (Nha Trang); Tổ Tâm Tịnh khai sơn Tổ đình Tây Thiên (Huế) cùng chư vị HT.Trừng Khiết-Diệu Quang, khai sơn chùa Phổ Tế (Huế); HT.Hưng Dụng, trùng kiến chùa Kim Tiên (Huế); HT.Chơn Đạo-Chánh Thống, trùng kiến chùa Quy Thiện (Huế)...
Gần đây nhất, trong các cao tăng xuất thân từ làng Trung Kiên, phải kể đến HT.Thích Trí Thủ, trú trì chùa Báo Quốc (Huế) khai sơn tu viện Quảng Hương Già Lam, quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh, nguyên Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngài là người có công lao to lớn trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, nhất là phong trào đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo, tự do tín ngưỡng, bảo vệ đạo pháp và dân tộc vào những năm đầu thập niên 60 thế kỷ XX. Ngoài các Phật sự bộn bề, Hòa thượng còn dịch kinh, trước tác, biên soạn nhiều tác phẩm Phật học nổi tiếng, đặc biệt là Luật tạng - hành trang không thể thiếu cho các Tăng, Ni hậu học ngày nay. Suốt cuộc đời phụng sự cho đạo pháp và dân tộc, Hòa thượng luôn tâm nguyện: “Những gì tôi làm lợi ích cho đạo pháp tức là lợi ích cho dân tộc, những gì tôi làm lợi ích cho dân tộc tức là lợi ích cho đạo pháp”.
Xuất phát Tăng tài
Thường nghe “địa linh sinh nhân kiệt”. Đất làng Trung Kiên phải là đất linh thiêng, chùa làng Trung Kiên phải là chùa Tổ và non Mai hùng vĩ với sông Hãn ngọt lành đã un đúc nên người dân làng Trung Kiên bao đời nay yên lành trong ý đạo tình đời. Những vị cao tăng thời cận đại sinh ra từ làng Trung Kiên đã góp phần không nhỏ trong việc dựng xây và phát triển ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. HT.Thích Trí Thủ đã cô đọng ý nghĩa nguồn mạch linh thiêng này bằng cái nhìn của bậc thượng nhân:
Lưu thủy vô huyền thời văn giải điệu
Viễn sơn tác án thế xuất hùng Tăng
Tạm dịch:
Nước chảy chẳng dừng theo thời tiến phát
Núi xa tạo án đời xuất Tăng tài.
  Chùa Linh Quang -làng Trung Kiên       Bà con Phật tử làng Trung Kiên

Trí Năng


Về Menu

Làng Trung Kiên: Chiếc nôi sản sinh nhiều Cao tăng thời cận đại

phần ii tình thiên thu phung duong dung phap moi duoc phuoc lon kinh điển đại thừa có phải là Một vài lưu ý sức khỏe khi đi lễ đâu Tùy bút Nhớ mẹ mÃÆ con duong di den phat giao Trì niem tượng phật đến từ phương trời xa 02 vô thường hÃ Æ y bÕÞ 即刻往生西方 Làm quất ngâm đường ăn Tết sơ lược sự khác biệt giữa thiền quách phan nguoi qua that long dong Long trọng lễ tưởng niệm Đức Tổ Bodhgaya một ngày giới thiệu bức thư tâm huyết của sư Bưởi y nghia tuyen phat truong tám Sơ lược tiểu sử HT Thích Tôn Thật Nhớ ơi khoai lang ngày cũ chùm ảnh lễ nhập quan cố ht thích những điều phái nữ cần biết khi đi mặc TT Huế Lễ húy nhật Đại sư Hải doc tu di keo tre lo xuan thi sự có mặt của các thiền sư với dân giới thiệu sách mới nhất của giải nghi về nhân quả Thưởng thức món chay đầu tháng biết ơn và đền ơn Bàn về lòng vị tha Lời nguyền ở chùa không sư len vì sao tôi theo đạo phật 12 nhà báo trí xin chao cac vi phap su tu the loai van ban kinh phat o an do den he thong giÕ nhân sinh như mộng 365 ngay hanh phuc voi tinh thuc cà ri chay