Sáng 1-7, tại phủ Kiên Thái vương, TP. Huế đã diễn ra lễ cầu siêu (cũng là lễ cúng vọng) cho bà Trần Thị Mộng Điệp, thứ phi của vua Bảo Đại vừa qua đời ngày 26-6 tại Bệnh viện Saint Antoine, Pháp, ở tuổi 87.

Lễ cầu siêu thứ phi vua Bảo Đại

Theo nhà nghiên cứu Huế - ông Nguyễn Đắc Xuân - bà Mộng Điệp sinh năm 1924 ở Bắc Ninh. Bà từng có một người con với một bác sĩ ở Hà Nội. Sau năm 1945, vua Bảo Đại được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mời ra làm cố vấn. Tại đây, ông gặp bà Điệp và hai người kết duyên, chung sống tại số 51 Trần Hưng Đạo.

Cuộc đời vua Bảo Đại về cuối có những biến cố, nhưng người thứ phi này vẫn chung thủy hết mực và làm mọi việc vì chồng. Năm 1946, vua Bảo Đại được cử đi nước ngoài, vì túng thiếu, chính tay bà và bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã mang tiền cho vị vua này.

Lễ cầu siêu thứ phi vua Bảo Đại

Con cháu họ Nguyễn Phước - dòng họ vua, tới làm lễ

Bà Mộng Điệp và vua Bảo Đại sinh được 3 người con, trong đó con trai thứ ba là Bảo Sơn được xem là nhân tài của nước Pháp. Tuy nhiên, trong một lần lái máy bay, người con này gặp tai nạn vĩnh viễn không về. Sau sự việc này, trong vòng 13 năm, bà Mộng Điệp kín cửa không hề tiếp ai.

Năm 1953, chiến tranh ác liệt, bà đích thân mang cặp ấn kiếm và một số vật báu của triều Nguyễn qua Pháp giao cho Hoàng hậu Nam Phương và ở lại luôn đất nước này.

Lễ cầu siêu thứ phi vua Bảo Đại

Di ảnh bà Mộng Điệp tại phủ Kiên Thái vương

Lúc đầu, khi mới sang Pháp, bà Mộng Điệp thuê nhà ở gần lâu đài Thorenc, sau đó sống ở một ngôi nhà nhỏ trong thành phố Paris. Những tư liệu, thư từ về cuộc đời của bà với ông hoàng Bảo Đại vẫn được bà gìn giữ.

Những năm cuối đời, hoàng phi Mộng Điệp có nguyện vọng về sống ở quê nhà, khi trăm tuổi được táng gần lăng mộ Đức Từ cung. Nhưng gặp nhiều chuyện mất mát quá lớn nên nguyện vọng của bà chưa thực hiện được.

Lễ cầu siêu thứ phi vua Bảo Đại

Bà Lê Thị Dinh, người thân cận nhất với Đức Từ cung -
mẹ vua Bảo Đại - hành lễ

Cuối năm 1996, bà cùng hoàng nữ Phương Thảo về thăm Huế, dự định tặng toàn bộ tài liệu liên quan đến nhà Nguyễn và cựu hoàng cho một bảo tàng nào đó ở quê hương. Nhưng cũng lại do hoàn cảnh nên tâm nguyện đó của bà chưa thực hiện được.

Thời gian gần đây, trong một tai nạn, bà bị gãy cổ, khi được đưa vào bệnh viện thì phát hiện thêm bị bệnh tim. Bà qua đời lúc 12 giờ ngày Chủ nhật 26-6 tại Bệnh viện Saint Antoine, ở tuổi 87. Thi thể bà được an táng cùng ngày tại Nghĩa trang Thiais ở Paris - nơi có mộ phần của hai người con trai.

H.D (Theo Bưu Điện Việt Nam)


Về Menu

Lễ cầu siêu thứ phi vua Bảo Đại

hÏa 市町村別寺院数順位 墓地の販売と購入の注意点 度母观音 功能 使用方法 ประสบแต ความด mất Cỗ chay Hà Nội Nét văn hóa tâm linh 佛教算中国传统文化吗 mười lăm điều đáng để suy ngẫm trong 梁皇忏法事 色登寺供养 随喜 Y tế cho Hội nghị Sakyadhita lần thứ 11 閼伽坏的口感 いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 Làm thế nào để phòng tránh bệnh tim 浄土宗 2006 video so luoc tieu su ht thich tri tinh 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 thổ 鎌倉市 霊園 文殊 七五三 大阪 供灯的功德 築地本願寺 盆踊り りんの音色 Hà thủ ô Thật giả lẫn lộn 香炉とお香 別五時 是針 簡単便利 戒名授与 水戸 陈光别居士 có tình yêu nào hơn tình yêu của cha và 佛教書籍 曹洞宗総合研究センター 每年四月初八 さいたま市 氷川神社 七五三 อธ ษฐานบารม お仏壇 お供え คนเก ยจคร าน con đường sanh tử và con đường bất hoẠ蒋川鸣孔盈 qua 大法寺 愛西市 お墓参り オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ こころといのちの相談 浄土宗 皈依是什么意思 ว ธ หน คนพาล 佛教教學 äºŒä ƒæ Phận làm con theo lời Phật dạy 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢