Tôi rất cảm động được chứng kiến một lễ cưới Phật giáo mà tên gọi tiếng Anh rất đơn giản là “Buddism Wedding Ceremony” - hôn lễ Phật giáo nhưng chuyển sang ngôn ngữ Phật giáo và Phật học thì đó là lễ Hằng Thuận...\
Lễ Hằng Thuận dưới góc nhìn của một vị Giáo sư Sử học

" Đó là cảm nhận của Giáo sư Lê Văn Lan, một vị Giáo sư Sử học nổi tiếng của Việt Nam. Sau đây BBT xin gửi đến bạn đọc bài phát biểu của ông tại một buổi lễ Hằng Thuận.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch chư tôn Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni.

Kính thưa các vị khách quý cùng quý Phật tử.

Kính thưa quan viên hai họ và đặc biệt gia đình cô dâu chú rể.

4000 năm trước, cuộc phối ngẫu giữa cha Rồng Lạc Long Quân và mẹ Tiên Âu Cơ đã sinh thành nên cả dân tộc Việt Nam chúng ta ngày nay.

3000 năm trước, cuộc hôn nhân giữa Đệ Tam-Tứ bất tử Chử Đồng Tử và Đệ nhị công chúa Tiên Dung của đức thánh Tổ Hùng Vương đã sinh ra cả một cơ ngơi phồn thịnh, mà bây giờ chính là vùng đầm nước Dạ Trạch ở Hưng Yên, gần nơi đang cử hành trọng lễ hôm nay.

2000 năm trước, Phật giáo đầu tiên được du nhập vào đất nước chúng ta. Vị sư có tên tiếng Việt là Khâu Đà La, có nghĩa là “thầy tu đen” gốc người Ấn Độ, lần đầu tiên đưa Phật giáo từ Ấn Độ vào Việt Nam, sớm hơn tất cả các nước khác ở vùng Đông Nam Á. Và đã được sự hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ của giới phụ nữ bản địa mà tiêu biểu đúc kết lại, đó là hình tượng nhân vật Man Nương, để sinh ra đầu tiên là Sơn môn Phật giáo Luy Lâu, hay còn gọi là Liên Lâu hoặc Ly Lâu, tức là vùng Dâu, chùa Dâu. Và từ vùng đó, bây giờ hình thành cả một Giáo hội, cả một tôn giáo nhân danh đức Phật mà giúp nước, cứu dân, đồng hành dân tộc.

Thưa quý vị!

Nho giáo đã được du nhập vào Việt Nam từ thời gian đầu Công nguyên. Ngay lập tức, Nho giáo đã chú ý đến sự hệ trọng của hôn nhân gia đình, của cuộc sống lứa đôi. Và như thế, đã hình thành công thức, tiêu chí, điểm nhấn cho chu kỳ một đời người. Theo Nho giáo gồm có 4 bước lễ trọng: Quan, Hôn, Tang, Tế. Quan là lễ thành đinh, lễ trưởng thành đánh dấu bằng việc đội cái mũ có dải; Hôn chính là hôn nhân; Tang là việc đưa người mất về cõi vĩnh hằng như thế nào và cuối cùng, Tế là việc bày tỏ sự kính trọng đối với trời đất và con người. Nho giáo đã biết chiếm lĩnh địa phận rất quan trọng của đời người, của xã hội là như thế.

Công giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XV-XVI. Và họ cũng nhanh chóng khai thác chiếm lĩnh trận địa rất quan trọng là hôn nhân, là cuộc sống lứa đôi và gia đình. Cứ như thế, đã hình thành cả một văn hóa đám cưới nhà thờ tồn tại suốt từ thế kỷ XV cho đến bây giờ trong xã hội.

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam sớm hơn tất cả các tôn giáo kia. Nhưng Phật giáo từ 2000 năm nay, đã bỏ qua trận địa rất quan trọng của đời người, của xã hội là hôn nhân. Vì thế, hôm nay đứng ở đây, tôi rất cảm động được chứng kiến một lễ cưới Phật giáo mà tên gọi tiếng Anh rất đơn giản là “Buddism Wedding Ceremony” - hôn lễ Phật giáo nhưng chuyển sang ngôn ngữ Phật giáo và Phật học thì đó là lễ Hằng Thuận. Đức Thượng tọa chủ hôn đã có những lời rất hay, rất chí lý về việc gọi hôn nhân theo tên là lễ Hằng Thuận. Ở đó chứa đựng không biết bao nhiêu là tinh thần nhân văn, nhân đạo, hướng tới cõi thiện và đặc biệt là hướng tới sự thánh thiện, sự tốt đẹp, sự quan trọng của hôn nhân mà Phật giáo bây giờ bắt đầu tham gia.

Vì thế, trước tiên tôi xin chúc mừng và cảm ơn cô dâu chú rể cùng gia đình hai họ đã có tuệ tâm, tức là cái tâm có trí tuệ rồi tuệ nhãn là con mắt có trí tuệ. Vì đã hướng tới, chọn lựa và cung thỉnh chư tôn Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni, Phật tử, hôm nay đến đây để chứng giám một lễ Hằng Thuận quan trọng và đầy ý nghĩa ở chùa Cự Linh.

Tôi cũng xin hoan nghênh và cảm ơn quý vị quan khách, quan viên hai họ hôm nay đã đồng thuận cùng cô dâu chú rể và gia đình đến đây - ngôi chùa chùa Cự Linh này, để cùng tham gia, cùng chứng kiến lễ Hằng Thuận ở chùa như thế nào.

Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn và chúc mừng Phật giáo, Giáo hội hôm nay và ở đây đã thực sự cập nhật kịp thời, tham gia tổ chức nên lễ Hằng Thuận này. Có nghĩa là, từ đây nếu được nhân lên và mở rộng ra thì Phật giáo cũng như Giáo hội sẽ không bỏ lỡ một trận địa rất quan trọng của đời người, của gia đình, của dân tộc. Chư Tăng Ni, Phật tử cùng các thiện nam tín nữ đã một lòng hướng về cõi Phật rồi nhưng bây giờ đến lúc cần đến hôn nhân thì không còn bơ vơ nữa vì đã có những ngôi nhà tâm linh như thế này để tổ chức.

Vì lẽ đó, một lần nữa, tôi xin chúc mừng tất cả quý vị và cảm ơn quý vị, chúc cho lễ Hằng Thuận này sẽ có tiền đồ rực rỡ, rộng rãi, nó sẽ được nhân lên bội phần để trở thành một văn hóa hôn nhân Phật giáo đầy tinh thần nhân văn cao cả, đầy trách nhiệm lo toan cho gia đình và xã hội như những lời phát nguyện của cô dâu chú rể cũng như lời huấn từ của vị Thượng tọa chủ hôn đã nói rất cặn kẽ.

Cuối cùng xin cảm ơn tất cả quý vị!
 
Bài viết: "Lễ Hằng Thuận dưới góc nhìn của một vị Giáo sư Sử học
BBT
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

lễ hằng thuận dưới góc nhìn của một vị giáo sư sử học le hang thuan duoi goc nhin cua mot vi giao su su hoc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

phật dạy về cau chuyen nguoi mu so 香川 団体 座禅 lấy thanh 佛教禪定教室 mot mọi Những bóng hồng của dinh Độc Lập kỳ Thuốc ho có thể giúp điều trị tiểu nhung dieu can biet ve le cung giao thua va nhung cau noi hay dang de suy ngam Đau nửa đầu nguy hiểm như thế nào 執著的故事 往生的法籍法師 Định nghĩa yêu thương 浄土真宗 お守り Đậu lăng Thực phẩm cần thiết cho tụng kinh මරණය යන phap luan cong co phai phap mon cao cap cua phat ペット僧侶派遣 仙台 vu lan Nói với chính mình để có giấc 否卦 c½u vi phà Š横江仏具のお手入れ方法 Ăn chay kiểu Tây 人生是 旅程 風景 Thiền Tăng àn Thói 金宝堂のお得な商品 ประสบแต ความด 禅诗精选 Món chay từ khoai モダン仏壇 必使淫心身心具断 さいたま市 氷川神社 七五三 зеркало кракен даркнет 簡単便利 戒名授与 水戸 浄土宗 2006 一日善缘 Linh ứng hay nhiệm mầu 色登寺供养 随喜 七五三 大阪 Có tu ắt có chứng