Theo tên gọi, hằng là thường xuyên, luôn luôn, còn thuận là hòa thuận, đồng thuận, hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống Vì vậy, mục đích chính của lễ hằng thuận là để vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng
Lễ hằng thuận và công tác hoằng pháp đến giới trẻ

Theo tên gọi, "hằng" là thường xuyên, luôn luôn, còn "thuận" là hòa thuận, đồng thuận, hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống. Vì vậy, mục đích chính của lễ hằng thuận là để vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm.
 
“Đi tu là rũ bỏ bụi trần, không còn tham đắm luyến ái với các việc của thế gian. Vậy tại sao bây giờ nhiều người lại tổ chức đám cưới trong chùa vậy cậu? Như thế có phù hợp với sự tôn nghiêm của ngôi chùa và đi ngược lại với giáo lý của đạo Phật không?” – đây là thắc mắc của một người bạn nói với tôi và chắc hẳn có không ít người cũng có cùng câu hỏi như vậy.

Ý nghĩa lễ hằng thuận 

Hôn nhân là chuyện hệ trọng của cả một đời người. Vậy nên ai cũng mong muốn mình có được một lễ cưới thật “quy mô” “hoành tráng”. Nhưng ở ngoài đời, sự “hoành tráng” ấy tỷ lệ thuận với số tiền “khổng lồ” mà cô dâu chú rể phải bỏ ra. Rồi sau khi kết thúc buổi lễ, đôi uyên ương có thật sự cảm thấy hạnh phúc vì đám cưới linh đình không? Hay là bộn bề trăm ngàn mối lo về “hậu đám cưới” và mệt nhoài sau một ngày dài phải tiếp khách khứa? 

Tuy nhiên, bên cạnh những lễ cưới theo phong cách hiện đại, thì hiện nay, nhiều đôi bạn trẻ muốn bắt đầu đời sống lứa đôi của mình bằng một nghi lễ thiêng liêng, với những lễ thức của nhà Phật, chứ không phải nghi lễ của một đám cưới truyền thống. Việc lên chùa tổ chức hôn lễ dưới sự chứng kiến của chư Phật, chư tăng ni và gia đình, thân hữu không còn là một hiện tượng “lạ” nữa. 

Theo tên gọi, "hằng" là thường xuyên, luôn luôn, còn "thuận" là hòa thuận, đồng thuận, hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống. Vì vậy, mục đích chính của lễ hằng thuận là để vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm.
                  
Hôn lễ được tổ chức tại chính điện Tam bảo, không có âm nhạc ồn ào, hay tiếng cụng ly chúc tụng huyên náo, thay vào đó là tiếng kinh cầu đều đều vang lên trong khói hương trầm mặc và không khí trang nghiêm. Trước Tam bảo, cô dâu chú rể sẽ phát nguyện chung sống hạnh phúc, yêu thương hòa kính theo nguyên tắc của đạo Phật.

Điều này một mặt sẽ tạo nền tảng tâm linh hướng thượng cho đời sống gia đình; mặt khác, đôi vợ chồng sẽ thực sự hiểu được ý nghĩa của hai chữ “hôn nhân, đó là sự thấu hiểu và thông cảm lẫn nhau, luôn sát cánh bên nhau vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống. 

Việc tổ chức lễ cưới ở chùa không làm ảnh hưởng đến hình ảnh trang nghiêm vốn có của chốn thiền môn; mà ngược lại, nó còn là viên gạch nối giữa đạo và đời, giúp cho đạo Phật đến gần hơn với giới trẻ. Bởi những triết lý của đạo Phật luôn có mặt trong từng sự kiện của đời sống nhân sinh và mái chùa không chỉ là nơi dành riêng cho các bậc tu hành, mà luôn rộng mở chào đón tất cả những ai có cái tâm “cầu đạo”.

Lễ hằng thuận chính là một hình thức tùy duyên hóa độ cho chúng sinh của đạo Phật. Không những vậy, việc chúc phúc cho một giai đoạn mới của đôi trẻ cũng mang đậm ý nghĩa nhân bản, tinh thần từ bi trong Phật giáo. Và đó là lý do cửa chùa ngày được nhiều bạn trẻ lựa chọn là nơi dẫn dắt họ bước vào cuộc sống hôn nhân để xây dựng một “nếp nhà” hạnh phúc, hướng thiện.

Công tác hoằng pháp Phật giáo đến giới trẻ và Phật hóa gia đình 

Từ hành động và ý nghĩa của lễ hằng thuận kể trên, chúng ta có thể thấy việc hoằng hóa Phật giáo đến giới trẻ không thực sự là một công việc khó. Điều khó là chúng ta cần tìm được phương thức thể hiện và cách truyền tải nội dung một cách mới mẻ, gần gũi, không mang nặng “lý thuyết”.

Những bài giảng tại chùa của các thầy có thể rất hay, lôi cuốn các bạn trẻ. Nhưng ra đến cổng chùa, nó đã bị “rơi” mất một phần và dần bị quên lãng bởi rất nhiều những thú vui và nỗi lo toan của cuộc sống thường nhật khác. Nhưng nếu tìm được cách thức truyền tải mới mẻ, áp dụng ngay vào thực tế như lễ hằng thuận, thì những ý nghĩa nhân văn tốt đẹp của đạo Phật sẽ được các bạn trẻ khắc ghi rất lâu, bởi nó gắn liền với một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của họ. 

Tương tự đối với ngày sinh nhật cũng vậy, chúng ta thường tụ tập bạn bè, ăn chơi tiêu tốn tiền của cha mẹ mà không ý thức được rằng: đó là ngày mẹ của chúng ta phải ở lằn ranh giữa sự sống và cái chết để đổi lấy sự hiện diện của chúng ta trên cuộc đời này. Nhờ vào sự khuyến giáo của các thầy, những phật tử trẻ sẽ nhận ra ý nghĩa thiêng liêng thực sự của ngày sinh nhật ấy.

Từ đó thay đổi dần suy nghĩ, nhận thức cũng như hành động. Thay vì tụ tập với bạn bè, chúng ta sẽ về nhà sớm hơn để ăn một bữa cơm ấm cúng cùng gia đình và tri ân công lao sinh thành của cha mẹ, như lời đức Phật đã chỉ dạy: 

“Tâm hiếu chính là tâm Phật 
Hạnh hiếu chính là hạnh Phật”


Có thể nhận thấy, công tác hoằng dương Phật pháp đến giới trẻ và Phật hóa gia đình không phải là những hành động quá to tát và cao siêu. Những triết lý của đạo Phật thực ra rất gần gũi và dễ vận dụng vào trong cuộc sống của mỗi con người. Nếu tìm được cách thức thể hiện phù hợp, đặc biệt là lôi cuốn giới trẻ thì văn hóa đạo đức của mỗi gia đình sẽ ngày càng được cải thiện, từ đó nhằm nâng cao văn hóa đạo đức của toàn xã hội. 
 
Bài viết: "Lễ hằng thuận và công tác hoằng pháp đến giới trẻ"
Kim Tâm - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

lễ hằng thuận và công tác hoằng pháp đến giới trẻ le hang thuan va cong tac hoang phap den gioi tre tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

sự lo lắng của cha mẹ cũng lây 东宝法王 真实存在 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 æ å µæ æ Ž Giỗ cách dạy con qua bức thư của một 插入法人份热饭擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦 tu tanh di da 7 tiep theo 修行人一定要有信愿行吗 tự tánh di đà 7 tiếp theo ç æŒ Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ Kỳ song tu 佛经说人类是怎么来的 tien si my chi ra 7 loi ich khi thien va yoga moi tiến sĩ mỹ chỉ ra 7 lợi ích khi thiền can lam gi khi nguoi dang hap hoi va vua moi qua 弘忍 nha lanh dao ton giao the gioi thich nguyen tang cuộc đời thánh tăng ananda phần 7 cuoc doi thanh tang ananda phan 7 Quảng Ninh Trang nghiêm giỗ Tổ Pháp Loa cung ram thang 7 the nao cho dung voi tu tuong cua cúng rằm tháng 7 thế nào cho đúng với Những lá thư xuân お墓のお 11 loi khuyen tam huyet giup nguoi sap chet bên Ö 仏壇 のし 文殊 buong bo 7 dieu nayde co cuoc song thanh than Phật buông bỏ 7 điều nàyđể có cuộc sống 放下凡夫心 故事 VÃ äºŒä ƒæ người nữ tu sĩ phật giáo trong thế chùa lý quốc sư 佛 日寇期间 修行者 孕妇 nguoi nu tu si phat giao trong the gioi ngay nay æ æ Thu c tâm yên không phải là vô cảm 人间佛教 秽土成佛 历世达赖喇嘛 cau chuyen muon thuo ท มาของพระมหาจ ほとけのかたより