Theo tên gọi, hằng là thường xuyên, luôn luôn, còn thuận là hòa thuận, đồng thuận, hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống Vì vậy, mục đích chính của lễ hằng thuận là để vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng
Lễ hằng thuận và công tác hoằng pháp đến giới trẻ

Theo tên gọi, "hằng" là thường xuyên, luôn luôn, còn "thuận" là hòa thuận, đồng thuận, hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống. Vì vậy, mục đích chính của lễ hằng thuận là để vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm.
 
“Đi tu là rũ bỏ bụi trần, không còn tham đắm luyến ái với các việc của thế gian. Vậy tại sao bây giờ nhiều người lại tổ chức đám cưới trong chùa vậy cậu? Như thế có phù hợp với sự tôn nghiêm của ngôi chùa và đi ngược lại với giáo lý của đạo Phật không?” – đây là thắc mắc của một người bạn nói với tôi và chắc hẳn có không ít người cũng có cùng câu hỏi như vậy.

Ý nghĩa lễ hằng thuận 

Hôn nhân là chuyện hệ trọng của cả một đời người. Vậy nên ai cũng mong muốn mình có được một lễ cưới thật “quy mô” “hoành tráng”. Nhưng ở ngoài đời, sự “hoành tráng” ấy tỷ lệ thuận với số tiền “khổng lồ” mà cô dâu chú rể phải bỏ ra. Rồi sau khi kết thúc buổi lễ, đôi uyên ương có thật sự cảm thấy hạnh phúc vì đám cưới linh đình không? Hay là bộn bề trăm ngàn mối lo về “hậu đám cưới” và mệt nhoài sau một ngày dài phải tiếp khách khứa? 

Tuy nhiên, bên cạnh những lễ cưới theo phong cách hiện đại, thì hiện nay, nhiều đôi bạn trẻ muốn bắt đầu đời sống lứa đôi của mình bằng một nghi lễ thiêng liêng, với những lễ thức của nhà Phật, chứ không phải nghi lễ của một đám cưới truyền thống. Việc lên chùa tổ chức hôn lễ dưới sự chứng kiến của chư Phật, chư tăng ni và gia đình, thân hữu không còn là một hiện tượng “lạ” nữa. 

Theo tên gọi, "hằng" là thường xuyên, luôn luôn, còn "thuận" là hòa thuận, đồng thuận, hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống. Vì vậy, mục đích chính của lễ hằng thuận là để vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm.
                  
Hôn lễ được tổ chức tại chính điện Tam bảo, không có âm nhạc ồn ào, hay tiếng cụng ly chúc tụng huyên náo, thay vào đó là tiếng kinh cầu đều đều vang lên trong khói hương trầm mặc và không khí trang nghiêm. Trước Tam bảo, cô dâu chú rể sẽ phát nguyện chung sống hạnh phúc, yêu thương hòa kính theo nguyên tắc của đạo Phật.

Điều này một mặt sẽ tạo nền tảng tâm linh hướng thượng cho đời sống gia đình; mặt khác, đôi vợ chồng sẽ thực sự hiểu được ý nghĩa của hai chữ “hôn nhân, đó là sự thấu hiểu và thông cảm lẫn nhau, luôn sát cánh bên nhau vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống. 

Việc tổ chức lễ cưới ở chùa không làm ảnh hưởng đến hình ảnh trang nghiêm vốn có của chốn thiền môn; mà ngược lại, nó còn là viên gạch nối giữa đạo và đời, giúp cho đạo Phật đến gần hơn với giới trẻ. Bởi những triết lý của đạo Phật luôn có mặt trong từng sự kiện của đời sống nhân sinh và mái chùa không chỉ là nơi dành riêng cho các bậc tu hành, mà luôn rộng mở chào đón tất cả những ai có cái tâm “cầu đạo”.

Lễ hằng thuận chính là một hình thức tùy duyên hóa độ cho chúng sinh của đạo Phật. Không những vậy, việc chúc phúc cho một giai đoạn mới của đôi trẻ cũng mang đậm ý nghĩa nhân bản, tinh thần từ bi trong Phật giáo. Và đó là lý do cửa chùa ngày được nhiều bạn trẻ lựa chọn là nơi dẫn dắt họ bước vào cuộc sống hôn nhân để xây dựng một “nếp nhà” hạnh phúc, hướng thiện.

Công tác hoằng pháp Phật giáo đến giới trẻ và Phật hóa gia đình 

Từ hành động và ý nghĩa của lễ hằng thuận kể trên, chúng ta có thể thấy việc hoằng hóa Phật giáo đến giới trẻ không thực sự là một công việc khó. Điều khó là chúng ta cần tìm được phương thức thể hiện và cách truyền tải nội dung một cách mới mẻ, gần gũi, không mang nặng “lý thuyết”.

Những bài giảng tại chùa của các thầy có thể rất hay, lôi cuốn các bạn trẻ. Nhưng ra đến cổng chùa, nó đã bị “rơi” mất một phần và dần bị quên lãng bởi rất nhiều những thú vui và nỗi lo toan của cuộc sống thường nhật khác. Nhưng nếu tìm được cách thức truyền tải mới mẻ, áp dụng ngay vào thực tế như lễ hằng thuận, thì những ý nghĩa nhân văn tốt đẹp của đạo Phật sẽ được các bạn trẻ khắc ghi rất lâu, bởi nó gắn liền với một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của họ. 

Tương tự đối với ngày sinh nhật cũng vậy, chúng ta thường tụ tập bạn bè, ăn chơi tiêu tốn tiền của cha mẹ mà không ý thức được rằng: đó là ngày mẹ của chúng ta phải ở lằn ranh giữa sự sống và cái chết để đổi lấy sự hiện diện của chúng ta trên cuộc đời này. Nhờ vào sự khuyến giáo của các thầy, những phật tử trẻ sẽ nhận ra ý nghĩa thiêng liêng thực sự của ngày sinh nhật ấy.

Từ đó thay đổi dần suy nghĩ, nhận thức cũng như hành động. Thay vì tụ tập với bạn bè, chúng ta sẽ về nhà sớm hơn để ăn một bữa cơm ấm cúng cùng gia đình và tri ân công lao sinh thành của cha mẹ, như lời đức Phật đã chỉ dạy: 

“Tâm hiếu chính là tâm Phật 
Hạnh hiếu chính là hạnh Phật”


Có thể nhận thấy, công tác hoằng dương Phật pháp đến giới trẻ và Phật hóa gia đình không phải là những hành động quá to tát và cao siêu. Những triết lý của đạo Phật thực ra rất gần gũi và dễ vận dụng vào trong cuộc sống của mỗi con người. Nếu tìm được cách thức thể hiện phù hợp, đặc biệt là lôi cuốn giới trẻ thì văn hóa đạo đức của mỗi gia đình sẽ ngày càng được cải thiện, từ đó nhằm nâng cao văn hóa đạo đức của toàn xã hội. 
 
Bài viết: "Lễ hằng thuận và công tác hoằng pháp đến giới trẻ"
Kim Tâm - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

lễ hằng thuận và công tác hoằng pháp đến giới trẻ le hang thuan va cong tac hoang phap den gioi tre tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

một Nghệ Chiếc xe chở Hòa thượng Thích Quảng 世界悉檀 suy nghi ve doan hoi thoai cua nguoi am voi con ประสบแต ความด Đổ xô ăn chay trong mùa Vu lan ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう suy nghĩ về đoạn hội thoại của tâm bình an và tĩnh lặng của một cay kho heo moi la tothay xanh tuoi moi tot tam binh an va tinh lang cua mot nguoi su tinh lang cua mot nguoi suy nghĩ về kiếp người 供灯的功德 suy nghi ve kiep nguoi tt huế lễ húy kỵ Ôn kim tiên mà còn ngăn cản ta hạnh phúc 市町村別寺院数順位 suy nghĩ ích kỷ không chỉ hại người 雷坤卦 ý nghĩa dâng hương trong tâm linh người 一日善缘 築地本願寺 盆踊り Gia Lai Húy kỵ lần thứ 10 cố HT Thích Tùy bút Hoa của người hàng xóm 阿那律 心经全文下载 Từ bi và vị tha nâng đỡ sức khỏe con 4 niềm vui của người tu tại gia 陧盤 Chùa Thiền Tôn 2 tổ chức lễ húy kỵ 寺庙的素菜 浄土宗 2006 toi luong 3 trieu van giau hon khoi nguoi luong 10 tôi lương 3 triệu vẫn giàu hơn khối å 上座部佛教經典 con duong dan den trai tim nguoi me 文殊 佛教教學 禅诗精选 từ bi hỷ xả Lo lắng làm mất ngủ hay mất ngủ gây con đường dẫn đến trái tim người mẹ tu bi hy xa 四十二章經全文 二哥丰功效 chuong bon phap Người trẻ bị ngất coi chừng đột àn