Ngày nay, tình trạng tảo hôn, ly hôn, sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, bạo lực gia đình, ngoại tình v v
Lễ hằng thuận: Nét đẹp hôn lễ trong nhà chùa

Ngày nay, tình trạng tảo hôn, ly hôn, sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, bạo lực gia đình, ngoại tình .v.v… đang trở thành vấn nạn trong xã hội, là mỗi lo ngại cho các bậc phụ huynh khi có có con cái đến tuổi trưởng thành, xây dựng gia thất. Nguyên nhân của tình trạng trên là sự hiểu biết lệch lạc của các bạn trẻ về tình yêu và hôn nhân, thiếu sự định hướng về hôn nhân hạnh phúc của gia đình, các nhà tâm lý học và xã hội cũng như lời chỉ dạy của các quý Thầy.
 

Đứng trước tình trạng đó, trong những năm gần đây, các chùa (tự viện) trên cả nước đã và đang tổ chức lễ hằng thuận (hôn lễ ở chùa). “Hằng” có nghĩa là mãi mãi, thường còn, “thuận” là hòa thuận với ý nghĩa nhắc nhở đôi vợ chồng trẻ luôn luôn sống hòa thuận, hạnh phúc, thương yêu nhau. Chùa Từ Xuyên (P.Hoàng Diệu, TP.Thái Bình) là ngôi chùa đầu tiên trong tỉnh làm được Phật sự ý nghĩa này.

Buổi lễ có sự chứng minh của chư tôn đức; quý Phật đông đảo họ hàng, bạn bè hai bên. Trước sự cầu nguyện gia hộ của quý thầy và toàn thể đạo tràng, hai đôi bạn trẻ đã kết duyên vợ chồng. Cả đạo tràng cùng cầu chúc tân lang tân nương “Sắt cầm hòa hợp – Loan phụng sum vầy – Bách niên giai lão”.

Dâng hương Tam Bảo chứng minh

Chúc cho đôi trẻ chung tình trăm năm

Dầu cho dâu bể thăng trầm

Đẹp đời, sáng đạo, sắt cầm bên nhau.


Phần nghi lễ tâm linh sẽ tạo nền tảng cho hai vợ chồng trẻ có đời sống hạnh phúc. Đôi bạn sẽ đối trước Tam Bảo đọc lời thệ nguyện yêu thương nhau trọn đời và hộ trì chính pháp. Trong buổi lễ có các nghi thức tạ ơn cha mẹ, giao bái phu thê. Hẳn nhiều bạn trẻ chưa một lần trong đời rửa tay, rửa chân, dâng trà hay lễ lạy cha mẹ. Hôm nay, trước khi bước vào đời sống hôn nhân, đôi bạn đỉnh lễ công ơn sinh thành, dưỡng dục của song thân, sám hối những tội lỗi làm cha mẹ buồn lòng, cùng nhau nguyện trọn đời hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ hai bên; Phu thê đỉnh lễ thể hiện bình đẳng, tôn trọng người bạn đời, không coi khinh hay phụ bạc nhau, nguyện thủy chung, đồng cam cộng khổ.

Tục lệ lễ thành hôn có nghi thức trao nhẫn cưới, là kỷ vật ngày trọng đại trong cuộc đời. Theo quan điểm của nhà Phật, chiếc nhẫn làm bằng vàng, hình khuyên tròn tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn, là bảo vật quý giá, không thay đổi chất lượng và màu sắc. Chiếc nhẫn nhắc nhở đôi tân hôn phải thủy chung, không thay đổi trong tình cảm vợ chồng. Tên gọi của nó là “nhẫn”, nhắc nhở hai người luôn sống nhẫn nhịn, nhu hòa khi phải đối mặt với những nghịch cảnh, bất hòa trong đời sống hôn nhân.

Trong giáo lý nhà Phật, nhẫn nhục là một trong sáu pháp tu lục (độ lục độ ba – la - mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ) mà các hàng Bồ - tát phải thực hành để đạt đến đạo quả giác ngộ. Chư Tăng gia trì vào nhẫn để tân lang, tân nương trao cho nhau nhắc nhở các cặp vợ chồng trẻ tu hạnh nhẫn nhục. Có như vậy mới chính là người con Phật, hạnh phúc mới bền lâu, gia đình được êm ấm, con cái được nên người.

Để tân lang, tân nương có thêm những hành trang trong cuộc sống, quý Thầy không quên nhắc nhở hai bạn trẻ phải sống trọn vẹn bổn phận làm vợ và làm chồng, làm dâu hiền, rể thảo cùng xây dựng hạnh phúc gia đình theo tinh thần kinh Thiện Sinh. Năm điều đức Phật dạy người chồng là: 

1. Lễ độ với vợ; 

2. Không xem thường vợ;

3. Chung thủy với vợ; 

4. Trao quyền nội chính cho vợ; 

5. May sắm đầy đủ cho vợ. 

Ngược lại, người vợ đối với chồng cũng có năm điều: 

1. Thay chồng quản lý nhà cửa ngăn nắp; 

2. Săn sóc giúp đỡ chồng; 

3. Trinh thuận với chồng; 

4. Giữ gìn gia sản chung; 

5. Siêng năng làm việc và thuận thảo với cha mẹ, thân bằng quyến thuộc hai bên.

Kết thúc buổi lễ, đại diện hai bên gia đình đã có lời cảm tạ, cảm niệm công đức của chư Tôn đức và toàn thể đạo tràng; đồng thời nhắc nhở hai con: “Là bậc làm cha, làm mẹ ai cũng mong muốn con mình sinh ra được vẹn toàn, chăm lo cho con đủ đầy, không quản nắng mưa khó nhọc, lớn lên cho đi học để mong con thành người, lo cho con công ăn việc làm nên danh nên phận. Đến khi trưởng thành, xây dựng hạnh phúc riêng, cha mẹ nào cũng mong muốn con tìm được ý trung nhân, cùng nhau xây dựng gia đình êm ấm, hòa thuận, có thủy có chung, hiếu thảo với cha mẹ hai bên, nối dõi tông đường. Các con, các cháu biết yêu thương nhau là niềm hạnh phúc vô biên của cha mẹ. Chính vì lẽ đó, hôm nay cha mẹ và gia đình hai bên đã xin phép chư tôn đức cử hành lễ hằng thuận tại chùa để cầu mong đức Phật, Tam Bảo gia hộ độ trì cho cuộc sống gia đình các con được bình an, hạnh phúc. Hai con hãy ghi nhớ những lời quý Thầy đã chỉ bảo ngày hôm nay, lấy đó làm phương châm sống, cư xử với nhau theo đúng bổn phận của người con Phật và giữ gìn nề nếp gia phong”.
 
Bài viết: "Lễ hằng thuận: Nét đẹp hôn lễ trong nhà chùa"
Nhuận Nguyện - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

lễ hằng thuận: nét đẹp hôn lễ trong nhà chùa le hang thuan net dep hon le trong nha chua tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

蒋川鸣孔盈 lời phật dạy về thời gian và nghiệp ก จกรรมทอดกฐ น さいたま市 氷川神社 七五三 Bức ảnh đoạt giải World Press Photo năm Một chút hoài niệm về Tết tinh xa ngoc minh 市町村別寺院数順位 仏壇 通販 doanh อ ตาต จอส dao phat dao la con duong vẠvượt qua sự mặc cảm về hình thức 曹洞宗総合研究センター khoảng cách giữa lý thuyết và thực Thái cam nang vao doi cho nguoi cu si tai gia 所住而生其心 Quá gầy làm tăng nguy cơ mất trí nhớ ส วรรณสามชาดก cau nguyen sam hoi chan that chinh la chuyen 佛教教學 truyền kỳ về thiền sư không lộ 二哥丰功效 福生市永代供養 鎌倉市 霊園 佛教蓮花 tụng kinh cầu siêu thì có siêu được tiếng nói trong các diễn đàn giáo hội 世界悉檀 金宝堂のお得な商品 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 bat tuy phan biet cu tran lac dao tap 1 thien mot net dep van hoa hoc duong thiền là sống tỉnh thức trong từng những bức tượng phật cao nhất thế 皈依是什么意思 Chú Đại Bi 川井霊園 phat イス坐禅のすすめ Món ngon bổ dưỡng cho người ăn kiêng Điều trị ADHD Thuốc không phải giải lời dạy của đức phật về khổ đau 文殊 墓 購入 精霊供養 giáo dục ngày nay dưới góc nhìn phật