GNO - Sáng nay, 13-9, tại chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đã trang nghiêm cử hành lễ...

TP.HCM:

Lễ húy kỵ Hòa thượng Tăng thống Bửu Chơn

GNO - Sáng nay, 13-9 (1-8 Ất Mùi)  tại chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đã trang nghiêm cử hành lễ húy kỵ lần thứ 36 cố Hòa thượng Tăng thống Bửu Chơn.

h3.jpg
Di ảnh cố Hoà thượng Tăng thống Bửu Chơn

Chứng minh và tham dự buổi lễ có HT.Thích Thiện Tâm,  Phó Chủ tịch HĐTS, trụ trì chùa Phổ Minh; HT.Thích Nhựt Lang, Chứng minh BTS Q.Gò Vấp cùng chư tôn đức Tăng hệ phái PG Nam tông và đông đảo Phật tử về tham dự.

Buổi lễ còn có đoàn Phật giáo Vương quốc Campuchia do Hòa thượng Tăng thống Tep Vong dẫn đầu cùng chư Tăng tham dự buổi lễ.

Tại buổi lễ, sau nghi thức niêm hương tưởng niệm, tọa thiền tưởng nhớ cố Hòa thượng, HT.Tăng Định cung tuyên tiểu sử cố Hòa thượng Tăng thống Bửu Chơn.

Theo đó, HT.Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Ðéc (Ðồng Tháp). Thuở thiếu thời Hòa thượng sinh sống tại đất nước chùa tháp Campuchia, do đó ngài thấm nhuần giáo lý Phật giáo Nam tông, vốn là quốc giáo của Vương quốc này. 

Sẵn có túc duyên Phật pháp nên vào năm 1940, Hòa thượng xuất gia thuộc hệ phái Nam tông. Sau đó ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhutanga) suốt mười hai năm. Năm 1951, Hòa thượng được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên thủy.

Năm 1952, Hòa thượng có duyên lành sang Tích Lan (Sri Lanka) để nghiên cứu Phật học tại Trường Dhammaducla Viddhyàlaya trong thời gian hai năm. Ngài cũng đã hành hương sang Ấn Ðộ để chiêm bái các thánh tích và cung thỉnh ngọc xá-lợi do Giáo hội Phật giáo ở Tích Lan tặng đem về Việt Nam.

Năm 1954, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Hội nghị Kết tập Tam tạng Pàli lần thứ 6 tại Rangoon, Miến Ðiện (Myanmar).

h2.jpg
Chư tôn đức niêm hương tưởng niệm

Hòa thượng là vị Giáo phẩm Phật giáo Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động Phật sự quốc tế. Vào năm 1956, Hòa thượng tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 3 tại Miến Ðiện. Dịp này, Bộ Lễ Miến Ðiện đã trao tặng ngọc xá-lợi cho ngài mang về Việt Nam tôn trí, phụng thờ.

Hòa thượng là thành viên vận động thành lập Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy Việt Nam. Nhiệm kỳ lâm thời Hòa thượng được cử làm Tăng thống Ban Chưởng quản vào năm 1957. Trong năm này Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn dự lễ kỷ niệm 2.500 năm Phật giáo tại Campuchia.

Hòa thượng dự Hội nghị Phật giáo lần thứ 4 tại Nepal và Hội nghị Triết học tại Ấn Ðộ. Năm 1958, Hòa thượng dự Hội nghị Quốc tế về lịch sử Tôn giáo Thế giới lần thứ 9 tại Ðông Kinh, Nhật Bản.

Năm 1960, ngài được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới trong kỳ Ðại hội lần thứ 5 tại Thái Lan và tham dự Hội nghị Lịch sử Tôn giáo Thế giới lần thứ 10 tại Tây Ðức. Hòa thượng cũng đến các nước Tây phương: Anh, Ý, Pháp để nghiên cứu các tổ chức Phật giáo tại các nơi này.

Hòa thượng là một học giả, biết rất nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái Lan, Khmer, Miến Ðiện, Tích Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Ðức, Ý, Nga và cổ ngữ Pàli. Riêng về Pàli là ngôn ngữ mà Hòa thượng dành rất nhiều thì giờ nghiên cứu và đã soạn thành tự điển Pàli.

Dù bận rộn Phật sự trong nước cũng như Phật sự quốc tế, Hòa thượng vẫn dành thời gian để phiên dịch và trước tác nhiều kinh sách để hoằng dương giáo pháp, trên dưới 20 tác phẩm.

Ngày 17-9-1979, mặc dù sức khỏe suy kém, ngài vẫn dẫn đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam sang thăm hữu nghị, tham dự lễ Đôn-ta (lễ lớn nhất của dân tộc Campuchia) tại Campuchia và tổ chức lễ truyền giới Tỳ-kheo cho các nhà sư Campuchia.

Ngày 19-9-1979, bệnh cũ bộc phát trầm trọng, đến 2 giờ sáng ngày 21-9-1979 (1-8-Kỷ Mùi), ngài an nhiên viên tịch tại Phnôm Pênh, hưởng thọ 69 tuổi đời, với 30 tuổi đạo.

h9.jpg
HT.Thích Thiện Tâm chia sẻ thêm những công hạnh cố Hòa thượng

h6.jpg
Đông đảo Phật tử các giới về tham dự

Ngài là một tấm gương sáng về phương diện hoằng pháp lợi sanh. Công hạnh ngài còn tỏa rộng ra thế giới, và còn lưu lại trong mỗi bước hành trì giới pháp độ sanh của những người có lòng vị tha và chí tìm cầu giải thoát. Các tác phẩm của ngài còn để lại trong sự nghiệp sáng tác phiên dịch.

Tại buổi lễ, HT.Thích Thiện Tâm còn chia sẻ những đóng góp của cố Hoà thượng trong việc gắn kết xây dựng mối quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam và Campuchia nhân dịp Hòa thượng Tăng thống Tep Vong sang thăm và dự lễ húy kỵ của cố Hòa thượng Bửu Chơn.

Vũ Giang


Về Menu

Lễ húy kỵ Hòa thượng Tăng thống Bửu Chơn

Đại Cảm xúc tác động thế nào đến sức Khoảng lặng 18 bai hoc dat gia giup ban ton tai tren the gioi phát テス Tình Pháp lữ Ngua đàn tràng gió LÃÅ Ngọt ngào tháng Tư tội 抢罡 lạy 30 tang xan 497602 t l chua tu phuc Khai vị với hoa chuối trộn gỏi Quan hệ giữa nhà nước và công dân tim hieu ve banh xe phap luan bat hòa thượng tịnh không Tuá lam sao de cham dut moi mong cau Ð Ð Ð mot nen huong long tien dua huong linh nghe si kim Trá Ÿ thở nghiệp báo từ việc ăn mặc thiếu kín Thư đúng Ä Ã² hÓng học ï¾ å luÃ Æ n vãn 3 mát 隨佛祖 trai Vui thay Phật ra đời chỉ Mất ngủ là ŠLà ŠTưởng ấm bốn món tâm vô lượng tản mạn một kiếp người hủ BÃo