GNO - HT.Thích Giới Nghiêm (Thitasìlamahathera), thế danh Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5-5-1921...

Lễ húy kỵ lần thứ 29 của cố HT.Thích Giới Nghiêm

GNO - Sáng 19-8, chùa Phật Bảo (Q.Tân Bình, TP.HCM) đã tổ chức lễ húy nhật lần thứ 29 của cố HT.Thích Giới Nghiêm - nguyên là Tăng thống Giáo hội Tăng già Phật giáo Nguyên thủy (Theravàda) Việt Nam, thành viên HĐCM GHPGVN, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia.

le huy ky (2).jpg
Chư tôn giáo phẩm thành tâm tưởng niệm

Chứng minh và tham dự buổi lễ có HT.Thích Viên Minh, thành viên HĐCM GHPGVN; HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Tổng thư ký kiêm Chánh VP II TƯGH; TT.Thích Bửu Chánh, Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó ban Hoằng pháp T.Ư cùng chư tôn giáo phẩm hệ phái Nam tông và Tăng Ni, Phật tử các giới về tham dự lễ tưởng niệm.

HT.Thích Giới Nghiêm (Thitasìlamahathera), thế danh Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5-5-1921 tại làng Giạ Lê Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngài xuất thân trong một gia đình có truyền thống Phật giáo lâu đời, tại một quê hương nghèo khổ, nhưng lại phát tích rất nhiều tu sĩ và cao Tăng thuộc cả hai truyền thừa Nam - Bắc tông. Chỉ riêng trong gia đình, bác của ngài - Hòa thượng Thích Phước Duyên, và chú của ngài đều là bậc xuất gia. Còn vị thân sinh - Hòa thượng Thích Quang Diệu (Nguyễn Đình Tải), sau nửa cuộc đời lập gia đình với mẹ của ngài là cụ bà Huỳnh Thị Thành, cũng xuất gia, sống đời phạm hạnh.

le huy ky (5).jpg
Chư tôn giáo phẩm Hệ phái Phật giáo Nam tông tưởng niệm cố Hòa thượng

Đến năm 1940, vì quê nhà chiến tranh loạn lạc, sự tu hành bị trở ngại, ngài đã vào Đà Nẵng, xin ở chùa Phổ Đà, sau đó thọ Tỳ-kheo giới, thuộc hệ phái Bắc truyền. Sau đó, ngài có nghiên cứu về Phật giáo Nam tông (Theravàda), giáo lý Nguyên thủy. Vốn tâm cơ linh mẫn, bén nhạy, và do túc duyên của nhiều đời nhiều kiếp, ngài cảm được lời chơn truyền của Phật.

Năm 1944, ngài được thiện hữu trí thức giới thiệu và giúp đỡ sang du học tại Phnôm-pênh, Campuchia. Năm 1947, Hòa thượng Niếp-Tích truyền giới Tỳ-kheo (Bhikkhu) theo truyền thống Phật giáo Nam tông cho ngài. Ngài lại còn được kỳ duyên học đạo với Đức Vua sãi Campuchia, là Trưởng lão Hòa thượng Chuon-Natch.

Do nhu cầu trí tuệ, hiếu học, hiếu tu; từ Campuchia, ngài tiếp tục sang Thái Lan và Miến Điện (Myanmar) để tầm sư học đạo. Rời pháp học, ngài quay sang pháp hành; và ở tại Miến Điện, ngài được học Thiền Tứ-niệm-xứ với Hòa thượng Thiền sư Mahasì Sayàdaw.

Sau hơn mười năm bôn ba xứ người tầm cầu Chánh pháp, ngài hồi hương với chí nguyện, mang giáo lý nguyên thủy về Việt Nam để quảng bá, hoằng truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp tín đồ. Tại Sài Gòn - Gia Định, năm 1957, ngài cùng với các vị trưởng lão cao Tăng, thạc đức khác như: HT.Hộ Tông, HT.Bửu Chơn, HT.Thiện Luật, HT.Tối Thắng, HT.Giác Quang, HT.Kim Quang, pháp sư Thông-Kham vận động thành lập Giáo hội Tăng già Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam.

le huy ky (6).jpg
Nhất tâm cầu nguyện

le huy ky (1).jpg
Nữ tu và Phật tử tham dự lễ húy nhật cố Hòa thượng

Hàng năm, vào mùa Vu lan - Báo hiếu, toàn thể Tăng tín đồ Phật giáo Nam tông và GHPGVN làm lễ tưởng niệm cố Hòa thượng, một vị trưởng lão sáng lập Hệ phái Tăng già Nguyên thủy Việt Nam, một thiền sư đạo hạnh nghiêm mật, một bậc thầy từ hòa khả kính, một cao Tăng nhiệt tình trong hàng Giáo phẩm tôn túc của GHPGVN.

Vũ Giang


Về Menu

Lễ húy kỵ lần thứ 29 của cố HT.Thích Giới Nghiêm

Cuộc đời không huyền thoại của vị 寺院 Cánh đồng mùa nhớ khói nhà dao trang trong phat giao va cong tac quan ly hoat Thở đúng để đẩy độc tố ra ngoài 長谷寺 僧堂安居者募集 人生是 旅程 風景 曹洞宗 長尾武士 보왕삼매론 不空羂索心咒梵文 지장보살본원경 원문 im lang mot nghe thuat song 皈依的意思 Tiê u sư HT Thi ch Tư Ha nh nguyên Ç お墓 更地 học cách tích đức từ cuộc sống trở 一念心性 是 住相 Nhà y 心经全文下载 Giç ç 麓亭法师 sà c 华严经解读 Bệnh đau khớp vai 所住而生其心 曹洞宗 お寺 有名 Þ ภะ 陀羅尼被 大型印花 お仏壇 飾り方 おしゃれ phật giáo đem lại lợi ích gì cho tuổi บทสวด 五十三參鈔諦 寺院 募捐 пѕѓ Ngày mai con lấy chồng พ ทธโธ ธรรมโม æ ä½ å 2012年没回忌法要早見表 ทำว ดเย น 唐朝的慧能大师 20 10 弥陀寺巷 雀鸽鸳鸯报是什么报 hai món chay cho ngày cuối tuần 加持是什么意思