GNO - HT.Thích Giới Nghiêm (Thitasìlamahathera), thế danh Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5-5-1921...

Lễ húy kỵ lần thứ 29 của cố HT.Thích Giới Nghiêm

GNO - Sáng 19-8, chùa Phật Bảo (Q.Tân Bình, TP.HCM) đã tổ chức lễ húy nhật lần thứ 29 của cố HT.Thích Giới Nghiêm - nguyên là Tăng thống Giáo hội Tăng già Phật giáo Nguyên thủy (Theravàda) Việt Nam, thành viên HĐCM GHPGVN, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia.

le huy ky (2).jpg
Chư tôn giáo phẩm thành tâm tưởng niệm

Chứng minh và tham dự buổi lễ có HT.Thích Viên Minh, thành viên HĐCM GHPGVN; HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Tổng thư ký kiêm Chánh VP II TƯGH; TT.Thích Bửu Chánh, Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó ban Hoằng pháp T.Ư cùng chư tôn giáo phẩm hệ phái Nam tông và Tăng Ni, Phật tử các giới về tham dự lễ tưởng niệm.

HT.Thích Giới Nghiêm (Thitasìlamahathera), thế danh Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5-5-1921 tại làng Giạ Lê Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngài xuất thân trong một gia đình có truyền thống Phật giáo lâu đời, tại một quê hương nghèo khổ, nhưng lại phát tích rất nhiều tu sĩ và cao Tăng thuộc cả hai truyền thừa Nam - Bắc tông. Chỉ riêng trong gia đình, bác của ngài - Hòa thượng Thích Phước Duyên, và chú của ngài đều là bậc xuất gia. Còn vị thân sinh - Hòa thượng Thích Quang Diệu (Nguyễn Đình Tải), sau nửa cuộc đời lập gia đình với mẹ của ngài là cụ bà Huỳnh Thị Thành, cũng xuất gia, sống đời phạm hạnh.

le huy ky (5).jpg
Chư tôn giáo phẩm Hệ phái Phật giáo Nam tông tưởng niệm cố Hòa thượng

Đến năm 1940, vì quê nhà chiến tranh loạn lạc, sự tu hành bị trở ngại, ngài đã vào Đà Nẵng, xin ở chùa Phổ Đà, sau đó thọ Tỳ-kheo giới, thuộc hệ phái Bắc truyền. Sau đó, ngài có nghiên cứu về Phật giáo Nam tông (Theravàda), giáo lý Nguyên thủy. Vốn tâm cơ linh mẫn, bén nhạy, và do túc duyên của nhiều đời nhiều kiếp, ngài cảm được lời chơn truyền của Phật.

Năm 1944, ngài được thiện hữu trí thức giới thiệu và giúp đỡ sang du học tại Phnôm-pênh, Campuchia. Năm 1947, Hòa thượng Niếp-Tích truyền giới Tỳ-kheo (Bhikkhu) theo truyền thống Phật giáo Nam tông cho ngài. Ngài lại còn được kỳ duyên học đạo với Đức Vua sãi Campuchia, là Trưởng lão Hòa thượng Chuon-Natch.

Do nhu cầu trí tuệ, hiếu học, hiếu tu; từ Campuchia, ngài tiếp tục sang Thái Lan và Miến Điện (Myanmar) để tầm sư học đạo. Rời pháp học, ngài quay sang pháp hành; và ở tại Miến Điện, ngài được học Thiền Tứ-niệm-xứ với Hòa thượng Thiền sư Mahasì Sayàdaw.

Sau hơn mười năm bôn ba xứ người tầm cầu Chánh pháp, ngài hồi hương với chí nguyện, mang giáo lý nguyên thủy về Việt Nam để quảng bá, hoằng truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp tín đồ. Tại Sài Gòn - Gia Định, năm 1957, ngài cùng với các vị trưởng lão cao Tăng, thạc đức khác như: HT.Hộ Tông, HT.Bửu Chơn, HT.Thiện Luật, HT.Tối Thắng, HT.Giác Quang, HT.Kim Quang, pháp sư Thông-Kham vận động thành lập Giáo hội Tăng già Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam.

le huy ky (6).jpg
Nhất tâm cầu nguyện

le huy ky (1).jpg
Nữ tu và Phật tử tham dự lễ húy nhật cố Hòa thượng

Hàng năm, vào mùa Vu lan - Báo hiếu, toàn thể Tăng tín đồ Phật giáo Nam tông và GHPGVN làm lễ tưởng niệm cố Hòa thượng, một vị trưởng lão sáng lập Hệ phái Tăng già Nguyên thủy Việt Nam, một thiền sư đạo hạnh nghiêm mật, một bậc thầy từ hòa khả kính, một cao Tăng nhiệt tình trong hàng Giáo phẩm tôn túc của GHPGVN.

Vũ Giang


Về Menu

Lễ húy kỵ lần thứ 29 của cố HT.Thích Giới Nghiêm

bách đàm cổ tự Bi đã đến lúc nhìn lại phật giáo nước cach sữa ấn chùa hồng từ trống sức Trần Nhân Tông ông chủ facebook phát bồ đề tâm hành Đã niết vÃ Æ den mot luc bo bo phương thuốc kỳ diệu Thiên thầy du già nhẫn Thừa cân béo phì tiềm ẩn nguy cơ bệnh c峄 mot doi nen can 3 lan ket hon bất Tưởng niệm 62 năm Tổ sư Minh Đăng Quang ç¾ Thêm 7 chất vào danh sách các chất gây Nghĩ về người thầy thuốc kien thuc va tri tue trong dao phat Bão về Thương những bờ vai không Lại LÃƒÆ cuc Lời thái thơm nuoc Thêm đường vào thức uống sẽ gây tăng tự tánh di đà 10 thung Tết nhớ Tết trùng tang là gì có hay không quả ap Thiếu tiếp xúc ánh sáng mặt trời dễ Về mẹ thân yêu khánh