GNO - Hòa thượng là một học giả, biết rất nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái Lan, Khmer, Miến Ðiện, Tích Lan...

Lễ húy kỵ lần thứ 34 của cố HT.Bửu Chơn

GNO - Buổi lễ húy kỵ lần thứ 34 cố Hòa thượng Tăng thống Bửu Chơn được tổ chức trang nghiêm tại chùa Phổ Minh 2 (Q.Gò Vấp, TP.HCM) diễn ra sáng 5-9 (nhằm mùng 1-8-Quý Tỵ).

HT.Thích Thiện Tâm,  Phó Chủ tịch HĐTS, trụ trì chùa Phổ Minh 2 cùng chư tôn đức Tăng hệ phái chứng minh buổi lễ và đông đảo Phật tử về tham dự.

huy ky (1).jpg

HT.Thích Thiện Tâm dâng lời tưởng niệm

Sau nghi thức niêm hương tưởng niệm, tọa thiền tưởng nhớ ân sư, TT.Thích Minh Hạnh, Phó BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cung tuyên tiểu sử cố Hòa thượng Tăng thống Bửu Chơn.

Theo đó, HT.Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Ðéc (Ðồng Tháp). Thuở thiếu thời Hòa thượng sinh sống tại đất nước chùa tháp Campuchia, do đó Hòa thượng thấm nhuần giáo lý Phật giáo Nam tông, vốn là quốc giáo của Vương quốc này.

Sẵn có túc duyên Phật pháp nên vào năm 1940, Hòa thượng xuất gia thuộc hệ phái Nam tông. Sau đó ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhutanga) suốt mười hai năm. Năm 1951, Hòa thượng được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên thủy. Năm 1952, Hòa thượng có duyên lành sang Tích Lan để nghiên cứu Phật học tại Trường Dhammaducla Viddhyàlaya trong thời gian hai năm. Ngài cũng đã hành hương sang Ấn Ðộ để chiêm bái các thánh tích và cung thỉnh Ngọc xá-lợi do Giáo hội Phật giáo ở Tích Lan tặng đem về Việt Nam.

huy ky (4).jpg
Niêm hương

huy ky (2).jpg
Và ngồi thiền tại buổi lễ

Năm 1954, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Hội nghị Kết tập Tam Tạng Pàli lần thứ 6 tại Rangoon, Miến Ðiện. Hòa thượng là vị Giáo phẩm Phật giáo Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động Phật sự quốc tế. Vào năm 1956, Hòa thượng tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 3 tại Miến Ðiện. Dịp này Bộ Lễ Miến Ðiện đã trao tặng Ngọc xá-lợi cho ngài mang về Việt Nam tôn trí, phụng thờ.

Hòa thượng là thành viên vận động thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam. Nhiệm kỳ lâm thời Hòa thượng được cử làm Tăng thống Ban Chưởng quản vào năm 1957. Trong năm này Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn dự lễ kỷ niệm 2.500 năm Phật giáo tại Campuchia.

Hòa thượng dự Hội nghị Phật giáo lần thứ 4 tại Nepal và Hội nghị Triết học tại Ấn Ðộ. Năm 1958, Hòa thượng dự Hội nghị Quốc tế về lịch sử Tôn giáo Thế giới lần thứ 9 tại Ðông Kinh, Nhật Bản. Năm 1960, ngài được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới trong kỳ Ðại hội lần thứ 5 tại Thái Lan và tham dự Hội nghị Lịch sử Tôn giáo Thế giới lần thứ 10 tại Tây Ðức. Hòa thượng cũng đến các nước Tây phương: Anh, Ý, Pháp để nghiên cứu các tổ chức Phật giáo tại các nơi này.

huy ky (5).jpg

TT.Thích Minh Hạnh cung tuyên tiểu sử

Năm 1961, trong Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 6 tại Phnôm Pênh, Campuchia, Hòa thượng được bầu vào chức vụ cố vấn tinh thần tối cao và vĩnh viễn cho Hội Phật giáo Thế giới. Năm 1962, Hòa thượng đắc cử Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam. Ngài đã cùng với Hòa thượng Narada (người Tích Lan) vận động xây dựng thắng tích Thích Ca Phật Ðài tại núi Lớn ở Vũng Tàu.

Năm 1963, Hòa thượng giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo chống chế độ nhà Ngô kỳ thị Phật giáo. Năm 1964, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 7 tại Ấn Ðộ. Năm 1965 tại Tân Gia Ba, Hòa thượng được bầu làm Chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới địa phương và tham dự Hội nghị thành lập Hội Tăng già Thế giới tại Tích Lan.

Năm 1966, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 8 tại Thái Lan. Năm 1968, Hòa thượng tham dự Hội nghị Lịch sử Tôn giáo Thế giới lần thứ 12 tại Jerusalem Do Thái. Năm1972, ngài đảm nhiệm chức vụ Phó Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam. Năm 1979, Hòa thượng đảm nhận chức vụ cố vấn Ban Chưởng quản Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam khóa II.

huy ky (3).jpg

Phật tử tham dự tưởng niệm cố Hòa thượng Tăng thống

Hòa thượng là một học giả, biết rất nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái Lan, Khmer, Miến Ðiện, Tích Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Ðức, Ý, Nga và cổ ngữ Pàli. Riêng về Pàli là ngôn ngữ mà Hòa thượng dành rất nhiều thì giờ nghiên cứu và đã soạn thành tự điển Pàli. Dù bận rộn Phật sự trong nước cũng như Phật sự quốc tế, Hòa thượng vẫn dành thời gian để phiên dịch và trước tác nhiều kinh sách để hoằng dương giáo pháp, trên dưới 20 tác phẩm.

Vũ Giang


Về Menu

Lễ húy kỵ lần thứ 34 của cố HT.Bửu Chơn

Năm mới sẽ tu luyện như lời ba má 文殊八字法 Nghiện điện thoại gây hại cho sức 般涅槃 Vô tình thuyết pháp ngam Nhç Trẻ mắc chứng hoảng sợ khi ngủ dễ Những điều có thể chưa biết về cây 己が身にひき比べて tho mac giang tu bai so 1341 den so 1350 tuyen tap 佛教教學 ประสบแต ความด 五百大願 こころといのちの相談 浄土宗 Người thầy vỡ lòng Tiền Giang Tổ chức buffet chay từ Giá trị tư tưởng Thiền học Bài Phật vÛi quê những bức tượng phật cao nhất thế Như đóa sen hồng 色登寺供养 随喜 Trí tuệ thị nghiệp tai sao chung ta phai song ky nang tu hoi ban than お墓参り cao tu linh son den yen tu åº phà Gi 必使淫心身心具断 dinh さいたま市 氷川神社 七五三 曹洞宗総合研究センター 净地不是问了问了一看 Bia rượu tác động xấu đến giấc 墓地の販売と購入の注意点 ส วรรณสามชาดก nhã³m 元代 僧人 功德碑 mau phà p イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 chùa cầu nhật bản cần một chữ tâm 皈依是什么意思 二哥丰功效 佛教算中国传统文化吗