GNO - Hòa thượng là một học giả, biết rất nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái Lan, Khmer, Miến Ðiện, Tích Lan...

Lễ húy kỵ lần thứ 34 của cố HT.Bửu Chơn

GNO - Buổi lễ húy kỵ lần thứ 34 cố Hòa thượng Tăng thống Bửu Chơn được tổ chức trang nghiêm tại chùa Phổ Minh 2 (Q.Gò Vấp, TP.HCM) diễn ra sáng 5-9 (nhằm mùng 1-8-Quý Tỵ).

HT.Thích Thiện Tâm,  Phó Chủ tịch HĐTS, trụ trì chùa Phổ Minh 2 cùng chư tôn đức Tăng hệ phái chứng minh buổi lễ và đông đảo Phật tử về tham dự.

huy ky (1).jpg

HT.Thích Thiện Tâm dâng lời tưởng niệm

Sau nghi thức niêm hương tưởng niệm, tọa thiền tưởng nhớ ân sư, TT.Thích Minh Hạnh, Phó BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cung tuyên tiểu sử cố Hòa thượng Tăng thống Bửu Chơn.

Theo đó, HT.Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Ðéc (Ðồng Tháp). Thuở thiếu thời Hòa thượng sinh sống tại đất nước chùa tháp Campuchia, do đó Hòa thượng thấm nhuần giáo lý Phật giáo Nam tông, vốn là quốc giáo của Vương quốc này.

Sẵn có túc duyên Phật pháp nên vào năm 1940, Hòa thượng xuất gia thuộc hệ phái Nam tông. Sau đó ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhutanga) suốt mười hai năm. Năm 1951, Hòa thượng được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên thủy. Năm 1952, Hòa thượng có duyên lành sang Tích Lan để nghiên cứu Phật học tại Trường Dhammaducla Viddhyàlaya trong thời gian hai năm. Ngài cũng đã hành hương sang Ấn Ðộ để chiêm bái các thánh tích và cung thỉnh Ngọc xá-lợi do Giáo hội Phật giáo ở Tích Lan tặng đem về Việt Nam.

huy ky (4).jpg
Niêm hương

huy ky (2).jpg
Và ngồi thiền tại buổi lễ

Năm 1954, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Hội nghị Kết tập Tam Tạng Pàli lần thứ 6 tại Rangoon, Miến Ðiện. Hòa thượng là vị Giáo phẩm Phật giáo Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động Phật sự quốc tế. Vào năm 1956, Hòa thượng tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 3 tại Miến Ðiện. Dịp này Bộ Lễ Miến Ðiện đã trao tặng Ngọc xá-lợi cho ngài mang về Việt Nam tôn trí, phụng thờ.

Hòa thượng là thành viên vận động thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam. Nhiệm kỳ lâm thời Hòa thượng được cử làm Tăng thống Ban Chưởng quản vào năm 1957. Trong năm này Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn dự lễ kỷ niệm 2.500 năm Phật giáo tại Campuchia.

Hòa thượng dự Hội nghị Phật giáo lần thứ 4 tại Nepal và Hội nghị Triết học tại Ấn Ðộ. Năm 1958, Hòa thượng dự Hội nghị Quốc tế về lịch sử Tôn giáo Thế giới lần thứ 9 tại Ðông Kinh, Nhật Bản. Năm 1960, ngài được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới trong kỳ Ðại hội lần thứ 5 tại Thái Lan và tham dự Hội nghị Lịch sử Tôn giáo Thế giới lần thứ 10 tại Tây Ðức. Hòa thượng cũng đến các nước Tây phương: Anh, Ý, Pháp để nghiên cứu các tổ chức Phật giáo tại các nơi này.

huy ky (5).jpg

TT.Thích Minh Hạnh cung tuyên tiểu sử

Năm 1961, trong Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 6 tại Phnôm Pênh, Campuchia, Hòa thượng được bầu vào chức vụ cố vấn tinh thần tối cao và vĩnh viễn cho Hội Phật giáo Thế giới. Năm 1962, Hòa thượng đắc cử Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam. Ngài đã cùng với Hòa thượng Narada (người Tích Lan) vận động xây dựng thắng tích Thích Ca Phật Ðài tại núi Lớn ở Vũng Tàu.

Năm 1963, Hòa thượng giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo chống chế độ nhà Ngô kỳ thị Phật giáo. Năm 1964, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 7 tại Ấn Ðộ. Năm 1965 tại Tân Gia Ba, Hòa thượng được bầu làm Chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới địa phương và tham dự Hội nghị thành lập Hội Tăng già Thế giới tại Tích Lan.

Năm 1966, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 8 tại Thái Lan. Năm 1968, Hòa thượng tham dự Hội nghị Lịch sử Tôn giáo Thế giới lần thứ 12 tại Jerusalem Do Thái. Năm1972, ngài đảm nhiệm chức vụ Phó Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam. Năm 1979, Hòa thượng đảm nhận chức vụ cố vấn Ban Chưởng quản Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam khóa II.

huy ky (3).jpg

Phật tử tham dự tưởng niệm cố Hòa thượng Tăng thống

Hòa thượng là một học giả, biết rất nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái Lan, Khmer, Miến Ðiện, Tích Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Ðức, Ý, Nga và cổ ngữ Pàli. Riêng về Pàli là ngôn ngữ mà Hòa thượng dành rất nhiều thì giờ nghiên cứu và đã soạn thành tự điển Pàli. Dù bận rộn Phật sự trong nước cũng như Phật sự quốc tế, Hòa thượng vẫn dành thời gian để phiên dịch và trước tác nhiều kinh sách để hoằng dương giáo pháp, trên dưới 20 tác phẩm.

Vũ Giang


Về Menu

Lễ húy kỵ lần thứ 34 của cố HT.Bửu Chơn

Û Ò hòa biet dung lai o phuoc minh co duoc con ngựa trong tục ngữ văn hóa Những nhận xét thú vị thế nào là thượng tọa Ly Súp chùa côn sơn Bông hồng cài áo có nên cho trẻ nhỏ quy y hay biet dung lai truoc khi qua bao den ban hieu buong xa nghia la gi ket gioi nhung net chung va khac biet cua trai dan Làm thức uống bổ dưỡng từ đậu nành mùa đông yêu thương lai Tết vui mà khỏe lá sen đôi nét về cuộc đời đức phật và Danh sách thực phẩm làm tăng nguy cơ ung 5 biểu hiện thiếu vitamin thường thấy Pho huyền khi phật tử là doanh nhân Trong hoa sen có ngọc cam niem ngay phat thanh Bùi Giáng và những chuyện chưa kể vai tro cua nguoi phu nua trong viec giu nep nha dạy trẻ biết cho đi tranh xa thay ta Cho mẹ nhân ngày phụ nữ mÃÆ chua gam va su phat trien phat giao xu nghe 8 nguyên nhân gây suy nhược tinh thần Cổ tích dở dang Ăn chay trường có suy dinh dưỡng b cau chuyen ve nguoi hung dang sau cuoc chien Điểm tựa bình an an chay de lam giam su nong len toan cau 5 nghich ly khong the nguoc doi hon cua con nguoi Quán ăn chay độc đáo viết cho con chổi chà 华严经解读 cuốn Tản mạn trong cõi âm thanh quan bat tinh Gói cảm nhận về điều giác ngộ thứ nhất quet don tam minh hãy nói với con về lòng tử tế