GNO - Tổ có quan niệm tiến bộ giữa đạo và đời, xem lao động sản xuất và sự tu hành của tu sĩ là một...

Khánh Hòa:

Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phước Tường (1867-1932)

GNO - Sáng 10-9 (28-7-Ất Mùi), tại tổ đình Thiên Bửu (Ninh Hòa), chùa Thanh Hải (Cam Ranh), chùa Linh Quang (Nha Trang)… chư tôn đức môn phong tổ đình Thiên Bửu (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã long trọng tổ chức lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phước Tường - bổn sư của Bồ-tát Thích Quảng Đức, bậc cao tăng thạc đức, Tổ khai sơn nhiều chùa tại Khánh Hòa.

To.jpg
Tổ Phước Tường (1867-1932)

Tổ Phước Tường , húy thượng Thanh hạ Chánh, tự Quảng Đạt hiệu Phước Tường, thuộc dòng Lâm Tế Liễu Quán, đời thứ 41. Ngài sinh ngày rằm tháng 5 năm Đinh Mão (1867) vào đời vua Tự Đức năm thứ 20, tại tỉnh Phú Yên. Tổ xuất thân là một nhà Nho từng dự thi Hương tại Bình Định.

Năm Ất Dậu (1885), ngài cùng với tầng lớp thanh niên Nho sĩ tích cực hưởng ứng phong trào Cần vương. Sau đó, ngài xuất gia với Tổ Hải Nhiểu -Thiên Ân tại chùa Khánh Long (Phú Yên). Ở đây một thời gian, ngài được bổn sư gởi đến tham học với các bậc thiền sư thạc đức đương thời ở Phú Yên như Tổ Pháp Hỷ (chùa Từ Quang), Tổ Trí Hải (chùa Thiên Thai Sơn Thạch).

Trong thời gian Tổ Thiên Ân khai sáng chùa Khánh Long (Trà Long, Ba Ngòi), ngài theo Tổ hành đạo tại Cam Ranh. Sau khi chính thức thừa kế trú trì chùa Khánh Long (Ba Ngòi) thay cho Tổ Thiên Ân, ngài còn khai sáng chùa Phước Long trên bản đảo Cam Ranh hướng dẫn tín đồ làng chài tu học.

Năm Canh Tuất (1910), ngài được cung thỉnh làm Yết-ma A-xà-lê cho đại giới đàn Tổ đình Trùng Khánh (Ninh Thuận), do HT. Thích Chơn Niệm làm Đường đầu truyền giới.

Năm Quý Sửu (1913), ngài mở trường kỳ truyền trao giới pháp tại chùa Kim Long (Phú Hòa, Ninh Hòa).

Năm Đinh Tỵ (1917) ngài được hào lão làng Phương Sài cung thỉnh về trú trì cùa Sắc tứ Hội Phước (Nha Trang).

Đến năm 1920, ngài giao chùa Hội Phước cho đệ tử là HT.Thích Nhơn Hiền kế thừa. Ngài về trú trì tổ đình Thiên Bửu (Điềm Tịnh) Ninh Hòa. Tại đây nhờ phước duyên của chốn Tổ lâu đời cộng với uy tín, tài đức của ngài đã đem lại thời kỳ thạnh mậu cho tổ đình.

Cuối năm 1921, Tổ Phước Tường cử thầy Trừng Tương - Nhơn Sanh làm giám tự chùa Phụng Sơn, liền sau đó ngôi Tam bảo Phụng Sơn được kiến tạo. Hai Thầy trò Tổ khai sơn đã lao động tự mình dở miếu, xây chùa. Sau 3 tháng xây dựng, chùa được Tổ an danh là Phụng Sơn.

Cuối năm sau 1922, HT.Thích Nhơn Sanh được Tổ khai sơn cử chính thức trú trì chùa Phụng Sơn.

Hàng môn đồ đệ tử xuất gia có gần 50 vị và có nhiều công đức đóng góp cho Phật giáo đầu thế kỷ thứ XX như: HT.Thích Nhơn Tri, tức Bồ-tát Quảng Đức, vị pháp thiêu thân bảo tồn Phật giáo miền Nam năm 1963; HT.Thích Nhơn Sanh, trưởng tử, cùng Tổ Phước Tường khai sơn chùa Phụng Sơn (Ninh Hòa); HT.Thích Nhơn Sơn, khai sơn chùa Thiền Sơn (Trường Lộc), tu núi, nhập thất, tự thiêu thân năm 1938; HT.Thích Nhơn Nguyện, khai sơn chùa Linh Quang (Diên Khánh), nhập thất, ăn rau, tự thiêu thân năm 1927; HT.Thích Nhơn Duệ, khai sơn chùa Thiên Quang (Diên Khánh), nhập thất rồi thiêu thân năm 1944; HT.Thích Nhơn Thứ, khai sơn tổ đình Sắc tứ Linh Quang, có công đức đem Phật giáo truyền lên vùng cao Đà Lạt sớm nhất; HT.Thích Nhơn Hưng, khai sơn chùa Thanh Sơn, chùa Hòa Vân, chùa Hòa Thành, chùa Khánh  Phước, chùa Thanh Hải… (Cam Ranh); HT.Thích Nhơn Trực, khai sơn chùa Từ Vân (Nha Trang), gia trì chẩn tế, vị Tổ đoàn lục cúng hoa đăng (Ninh Hòa); HT.Thích Nhơn Bảo, tức HT.Vĩnh Thọ, khai sơn chùa Pháp Bửu Đường (Bình Tuy), trú trì tổ đình Tà Cú, sáng lập cảnh Tịnh độ nhân gian và tượng Phật nhập Niết-bàn tại núi Tà Cú lớn nhất Đông Nam Á; HT.Thích Nhơn Hoằng, khai sơn chùa Hang, Hòn Hèo, viên tịch năm 1947...

Ngoài ra, còn có gần 50 đệ tử xuất gia hành đạo tại Khánh Hỏa và các tỉnh trong đầu thế kỷ XX. Vì thế cho nên, thời đó, mọi người thường truyền tụng bài kệ nói về nơi chư vị đệ tử của Tổ hành đạo: “Me - Thiên Bảo, Gạo - Khánh Long, Thông - Nhơn Thứ, Sứ - Nhơn Hưng, Vừng - Nhơn Nguyện, Kiến - Nhơn Hoằng…”.

Tổ có quan niệm tiến bộ giữa đạo và đời, xem lao động sản xuất và sự tu hành của tu sĩ là một, thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam.

Sau hơn nửa thế kỷ hoằng dương chánh pháp, Tổ Phước Tường đã an tường viên tịch vào ngày 28-7-Nhâm Thân, niên hiệu Bảo Đại thứ bảy, tức ngày 19-8-1932, trụ thế 66 năm. Bảo tháp Tổ Phước Tường 5 tầng tôn trí bên cạnh cổ tháp Tổ Bửu Dương, là ngôi tháp to và cao nhất trong khu vườn tháp tại tổ đình Thiên Bửu (Điềm Tịnh, Ninh Phụng, Ninh Hòa).

Trí Bửu


Về Menu

Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phước Tường (1867 1932)

Bánh đúc chấm tương Bần sân chơi lý thú của tuổi trẻ ăn chay và mối tương quan giữa người Những Người Con Gái Lành của Đức Thế nen Cuộc đời tận hiến Tháng Giêng nhiều người Sài Gòn ăn chay Ã Æ tính chất đại thừa trong phật giáo tâm sân hận hay tu minh thap duoc len ma di lê tuyên biên dịch ngai a hoa thuong thich hue chieu 1895 æ³ ä¼š 皈依的意思 Sữa giúp cơ thể chắc khỏe đẹp hanh phuc trong tam tay happy book hanh phuc moi ngay 4 niem vui cua nguoi tu tai gia tinh chat dai thua trong phat giao viet nam 普提本無 Chả bắp giòn giòn ngon ngon năng hạnh bố thí lß tong quan ve quan dinh phan 2 chớ nên dung túng Hải Dương Tưởng niệm Tổ sư Thông Không phải là lời của Phật 观世音菩萨普门品 dung bo lo cuoc song du chi la phut giay tình sử mỵ châu la kapimala chua long hoa Magnesium khoáng chất cần thiết cho cơ lặng ngắm kỳ quan phật giáocổ xưa cứu hãy sống như nick vujicic Ăn như thế nào dẫn tới nguy cơ LÃÅ chua vang kinkakuji noi tieng o nhat ban Ùng Ly nước quả mùa xuân can cua y thuc Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú đức phật hiện thân của hòa bình lợi ích của pháp môn niệm phật Tt