GNO - Theo đó, tổ đình Nghĩa Phương được khai sơn vào cuối thế kỷ 19, năm Thành Thái thứ 2...

	Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ đình Nghĩa Phương

Khánh Hòa:

Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ đình Nghĩa Phương

GNO - Ngày 3 và 4-6-Giáp Ngọ (tức 29, 30-6-2014), HT.Thích Trí Tâm và môn đồ đệ tử tông phong tổ đình Nghĩa Phương đã thành kính tổ chức lễ húy kỵ lần thứ 69 Tổ khai sơn tổ đình Nghĩa Phương - Nha Trang (số 2 Lý Thánh Tôn, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

abanto2.JPG
Chư tôn đức ban kinh sư làm lễ tại húy nhật Tổ khai sơn

Buổi lễ diễn ra theo nghi lễ truyền thống, nhân mùa An cư kiết hạ PL.2558, môn đồ đệ tử Tông phong tổ đình Nghĩa Phương đã phát nguyện cúng dường trai tăng, cầu nguyện thế giới hòa bình, nhân dân an lạc, cầu cửu huyền thất tổ siêu thăng, cầu âm siêu, dương thái.

Tại buổi lễ, HT.Thích Trí Tâm, thành viên HĐCM, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, viện chủ tổ đình Nghĩa Phương đã ôn lại cuộc đời và đạo nghiệp Tổ khai sơn.

Theo đó, tổ đình Nghĩa Phương được khai sơn vào cuối thế kỷ 19, năm Thành Thái thứ 2, năm Canh Dần (1890), cách nay 124 năm. Nơi đây là cái nôi của tông phong Nghĩa Phương, đã đào tạo chư tôn giáo phẩm của Giáo hội. 

Chùa Nghĩa Phương do ngài thượng Ngộ hạ Lý, tự Chí Bình, hiệu Phổ Quảng và em trai là ngài thượng Ngộ hạ Niệm, tự Chí Mẫn, hiệu Phổ Nhựt, thuộc dòng Lâm Tế, đời thứ 39, nguyên quán làng Xuân Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình khai sơn. Hai ngài lênh đênh trên chiếc thuyền nan từ quê hương theo biển cả xuôi Nam viếng cảnh. Nhưng đến Nha Trang gặp nhân duyên Phật pháp, hai ngài đã thọ giáo với Tổ Đạt Khương - Viên Giác và khi sáng lập am tranh thờ Phật đã được Tổ an danh là Nghĩa Phương tự.

Năm 1905, sau 15 năm xây dựng, Phật tử ngày một đông, mái am tranh không còn đủ chỗ để thiện nam, tín nữ gần xa tu niệm, ngài Phổ Quảng đã phát nguyện trùng tu lần thứ nhất - ngôi Tam bảo được huy hoàng, có đủ phương tiện hoằng dương Phật pháp.  Năm năm sau, vào ngày rằm tháng 5 năm Ất Mùi, ngài Phổ Quảng đã thâu thần viên tịch. 

Với đức tính hiền  lành, cần cù, chịu khó, cùng với vốn Nho học thâm uyên, ngài Phổ Nhựt tham khảo kinh điển Phật giáo và khuyến hóa mọi người tu hành, nên chẳng bao lâu tiếng đức vang khắp tỉnh. Năm 1932, ngài Phổ Nhựt phát nguyện trùng tu lại ngôi Tam bảo Nghĩa Phương lần thứ hai, từ một mái am tranh trở thành ngôi già lam bửu điện.

Sau gần 55 năm tài bồi công đức, nền móng Thích gia, dẫn dắt Phật tử gần xa tu học, thân tứ đại mỏi mòn, theo quy luật vô thường, ngài đã an tường viên tịch vào ngày mồng 4-6-Ất Dậu (1945), trụ thế 74 năm, ngài là Tổ khai sơn tổ đình Nghĩa Phương - Nha Trang.

Trí Bửu


Về Menu

Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ đình Nghĩa Phương

Gia Lai Tưởng niệm Trưởng lão Giác VÃÆ Chà Lại thấy nôn nao hình bóng quê nhà Gia Lai Lễ húy kỵ cố Trưởng lão 唐安琪丝妍社 Những bức ảnh chấn động về trẻ Đạt ma cô be lo lem 有人願意加日我ㄧ起去 Nghi lễ đời người theo Phật giáo triết Vu lan không mẹ triển Học ろうそくを点ける hiểu biết là con đường dẫn đến chua bao thien voi lich su dau don Thư gửi anh Cao Huy Thuần nhân đọc Mát Niệm ân Trưởng lão Ni Hai cuốn sách về tình mẹ tình cha Phật giáo vì sao nghịch cảnh không phải là bất 簡単便利 戒名授与 水戸 Tứ Lễ húy kỵ lần thứ 44 cố Đại lão Hoa 8 thứ mà tiền không thể mua được bên chu nghiep trong phat giao la gi 生前墓 thu gui me nhan ngay 8 3 dinh luat can ban trong doi song 永代供養 東成 ï¾å Người xuất gia Thực phẩm chống rét Gia Lai Húy kỵ lần thứ 10 cố HT Thích tuổi trẻ học cách an nhiên trước muộn Độc đáo món bánh Tết thất truyền vẫn Chùa Phi Lai Long Đọi cảm niệm về đức phật di dà 5 cách giúp lấy lại tinh thần nhanh màu hoa nào cho mùa vu lan Phố Vu lan xa mẹ pháp y nghia cua viec cung nuoc tren ban tho phat