GNO - Theo đó, tổ đình Nghĩa Phương được khai sơn vào cuối thế kỷ 19, năm Thành Thái thứ 2...

	Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ đình Nghĩa Phương

Khánh Hòa:

Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ đình Nghĩa Phương

GNO - Ngày 3 và 4-6-Giáp Ngọ (tức 29, 30-6-2014), HT.Thích Trí Tâm và môn đồ đệ tử tông phong tổ đình Nghĩa Phương đã thành kính tổ chức lễ húy kỵ lần thứ 69 Tổ khai sơn tổ đình Nghĩa Phương - Nha Trang (số 2 Lý Thánh Tôn, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

abanto2.JPG
Chư tôn đức ban kinh sư làm lễ tại húy nhật Tổ khai sơn

Buổi lễ diễn ra theo nghi lễ truyền thống, nhân mùa An cư kiết hạ PL.2558, môn đồ đệ tử Tông phong tổ đình Nghĩa Phương đã phát nguyện cúng dường trai tăng, cầu nguyện thế giới hòa bình, nhân dân an lạc, cầu cửu huyền thất tổ siêu thăng, cầu âm siêu, dương thái.

Tại buổi lễ, HT.Thích Trí Tâm, thành viên HĐCM, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, viện chủ tổ đình Nghĩa Phương đã ôn lại cuộc đời và đạo nghiệp Tổ khai sơn.

Theo đó, tổ đình Nghĩa Phương được khai sơn vào cuối thế kỷ 19, năm Thành Thái thứ 2, năm Canh Dần (1890), cách nay 124 năm. Nơi đây là cái nôi của tông phong Nghĩa Phương, đã đào tạo chư tôn giáo phẩm của Giáo hội. 

Chùa Nghĩa Phương do ngài thượng Ngộ hạ Lý, tự Chí Bình, hiệu Phổ Quảng và em trai là ngài thượng Ngộ hạ Niệm, tự Chí Mẫn, hiệu Phổ Nhựt, thuộc dòng Lâm Tế, đời thứ 39, nguyên quán làng Xuân Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình khai sơn. Hai ngài lênh đênh trên chiếc thuyền nan từ quê hương theo biển cả xuôi Nam viếng cảnh. Nhưng đến Nha Trang gặp nhân duyên Phật pháp, hai ngài đã thọ giáo với Tổ Đạt Khương - Viên Giác và khi sáng lập am tranh thờ Phật đã được Tổ an danh là Nghĩa Phương tự.

Năm 1905, sau 15 năm xây dựng, Phật tử ngày một đông, mái am tranh không còn đủ chỗ để thiện nam, tín nữ gần xa tu niệm, ngài Phổ Quảng đã phát nguyện trùng tu lần thứ nhất - ngôi Tam bảo được huy hoàng, có đủ phương tiện hoằng dương Phật pháp.  Năm năm sau, vào ngày rằm tháng 5 năm Ất Mùi, ngài Phổ Quảng đã thâu thần viên tịch. 

Với đức tính hiền  lành, cần cù, chịu khó, cùng với vốn Nho học thâm uyên, ngài Phổ Nhựt tham khảo kinh điển Phật giáo và khuyến hóa mọi người tu hành, nên chẳng bao lâu tiếng đức vang khắp tỉnh. Năm 1932, ngài Phổ Nhựt phát nguyện trùng tu lại ngôi Tam bảo Nghĩa Phương lần thứ hai, từ một mái am tranh trở thành ngôi già lam bửu điện.

Sau gần 55 năm tài bồi công đức, nền móng Thích gia, dẫn dắt Phật tử gần xa tu học, thân tứ đại mỏi mòn, theo quy luật vô thường, ngài đã an tường viên tịch vào ngày mồng 4-6-Ất Dậu (1945), trụ thế 74 năm, ngài là Tổ khai sơn tổ đình Nghĩa Phương - Nha Trang.

Trí Bửu


Về Menu

Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ đình Nghĩa Phương

bạo nam mô a di đà phật tai sao co su song chet noi tiep nhau ngon ngu cua thien va thi ca phan 2 suy nghi ve khai niem giai thoat sinh tu trong dao triết Chùa Cố Thạch Tự hãy dừng lại mỗi ngày để cùng kiến 4 quy tac tam linh cua nguoi an tÕ Á neu bo me chia ly TrÃƒÆ nghien mot thuo dai kho duc Bến Bất ổn tinh thần làm tăng nguy cơ bệnh Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ Kỳ 2 những bức tượng được tìm thấy sau Thiên trừ phiền não hay chư phiền Nước có cồn nước tăng lực uống Vì sao cần phải hấp thụ đủ axit Chú Dấu hiệu và một số cách phòng tránh Khi ăn nên nhai kỹ Phương cách ăn uống giúp huyết áp Bảo tháp tổ sư Nguyên Thiều Siêu Ăn chay kiểu Tây thưởng khoảng CHÚ ĐẠi BI vi sao phat tu chan chanh phai an chay tuyến giáp Chiếc bóng tản văn mới của tác giả cái sân vuông ca dhrtaka 欲移動 sïa Có nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh su doi song tu tap cua nguoi cu si theo tinh than chua linh son an giang 3 niet ban dùng cái gì PhÃp