GNO - Sáng 29-1 (10-12-Giáp Ngọ), BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa trang nghiêm tổ chức lễ...

Khánh Hòa:

Lễ húy nhật cố Trưởng lão HT.Thích Trí Nghiêm

GNO - Sáng 29-1-2015 (10-12-Giáp Ngọ), BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật lần thứ 11 cố Trưởng lão HT.Thích Trí Nghiêm, Thành viên HĐCM, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa tại chùa Sắc tứ Long Sơn Nha Trang.

Trưởng lão HT.Thích Trí Nghiêm thế danh là Phan Diệp, sinh ngày 9 tháng Giêng năm Tân Hợi (1911) tại thôn Chánh Lộc, xã Xuân Lộc, huyện Đồng Xuân (thuộc huyện Sông Cầu ngày nay), tỉnh Phú Yên. Ngài húy thượng Tâm hạ Bổn, tự Truyền Lai, hiệu Trí Nghiêm dòng Lâm Tế đời thứ 43.

hoathuongtringhiem.jpg
Chân dung cố Trưởng lão HT.Thích Trí Nghiêm

Năm 15 tuổi (1926), xuất gia thọ giới với Ngài Vĩnh Hảo Đại sư tại chùa Phước Long (xã Xuân Lộc, Phú Yên).

Năm 22 tuổi (1933), ngài thọ Đại giới, tại Giới đàn chùa Bảo Sơn (Phú Yên) do Hòa thượng Vạn Ân làm Đàn đầu.

Năm 27 tuổi (1938), ngài được trúng tuyển vào tu học tại Phật học đường Bảo Quốc Huế. Chính nơi đây đã đào tạo nhiều vị Tăng tài lỗi lạc cho Phật giáo nước nhà hiện nay. Ngài đã tu học tại Phật học đường này 8 năm.

Năm 1944 (34 tuổi), sau khi mãn học, ngài đã bắt đầu công việc hoằng hóa bằng việc lưu hành diễn giảng Giáo lý tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên…

Năm 1945 (35 tuổi), ngài trở về Phú Yên làm trụ trì chùa Thiên Tôn ở Tuy An 9 năm. Trong thời gian này ngài đã tham gia Phật giáo Cứu quốc thuộc Liên khu V.

Năm 1955, ngài lại tiếp tục công cuộc hoằng hóa, chuyên lo giảng dạy Phật pháp tại các Tỉnh hội Phật học: Phú Yên, Khánh Hòa. Lúc này ngài được coi là vị giảng sư kỳ cựu của Hội Phật học miền Trung.

Năm 1956, ngài chủ trương xây dựng Trường Bồ Đề Tuy Hòa và Cô nhi viện Phước Điền (Tuy Hòa, Phú Yên).

Năm 1957, theo thỉnh cầu của Giáo hội, ngài ra giữ chức Hội trưởng Hội Phật học Thừa Thiên Huế.

Năm 1960, ngài vào thường trú để lo Phật sự tại chùa Long Sơn, trụ sở Tỉnh Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa - Nha Trang hiện nay.

Năm 1977, ngài được Đại lão HT.Thích Giác Nhiên,  tấn phong Hòa thượng.

Năm 1980, ngài dịch xong bộ Đại Bát Nhã kinh

Từ năm 1980 tiếp tục nghiên cứu và phiên dịch kinh điển Đại thừa tại am Hoàng Trúc - TP.Nha Trang.

Từ năm 1981, ngài là Chứng minh của tỉnh Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa. Ngài được GHPGVN tấn phong thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN.

Năm 1993, ngài làm Đàn đầu Hòa thượng Đại giới đàn Trí Thủ (lần thứ1) tại Nha Trang, Khánh Hòa. Năm 1996, ngài làm Đàn đầu Hòa thượng, Đại giới đàn Thiện Hòa, tại Đại Tòng Lâm (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Năm 1997, ngài làm Đàn đầu Hòa thượng Đại giới đàn Trí Thủ (lần thứ 2) tại Khánh Hòa.

Năm 2001, ngài làm Đàn đầu Hòa thượng Đại giới đàn Trí Thủ (lần thứ 3) Khánh Hòa.

Mặc dù bận nhiều Phật sự về lãnh đạo và hoằng hóa, nhưng ngài vẫn tinh tấn chăm lo phiên dịch kinh luận để tiếp dẫn hậu lai với nhiều tác phẩm:

1- Kinh Lời Vàng: Nguyên danh kinh là "Phật giáo Thánh kinh" 1 quyển
2- Kinh Phổ Môn giảng lục: 1 quyển, do Bảo Tịnh pháp sư giảng (dịch năm 1969).

3- Kinh Pháp hoa giảng lục: 1 bộ, 7 quyển, 2 tập, do Thái Hư pháp sư giảng (dịch năm 1969)

4- Luận Thành Thật: 20 quyển, do Ha Lê Bạt Ma Tát soạn.

5- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa: 24 tập, 600 quyển, 5 triệu chữ (5.000.000), do Huyền Trang Hán dịch. Khởi dịch từ năm 1973 đến năm 1980 mới hoàn tất.

Sau một thời gian bệnh nặng, mặc dù đã được hàng đệ tử, các giáo sư bác sĩ và y sĩ Bệnh viện Khánh Hòa (thành phố Nha Trang) tận tình chăm sóc chữa trị, nhưng vì tuổi cao sức yếu không vượt qua khỏi, ngài đã an tường xả báo thân lúc 2 giờ sáng ngày 13-1-2003 (nhằm ngày 11 tháng Chạp năm Nhâm Ngọ) - thọ thế 93 tuổi, 70 tuổi đạo.

Suốt cuộc đời, từ khi xuất gia hành đạo cho đến lúc viên tịch, ngài đã nỗ lực không ngừng trong công việc xiển dương đạo pháp. Cuộc đời ngài là một tấm gương sáng ngời về đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa cho Tăng Ni và Phật tử noi theo. Mặc dù sắc thân của ngài không còn nữa nhưng đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa của ngài sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho Tăng Ni Phật tử hậu lai.

Tin, ảnh Trí Bửu


Về Menu

Lễ húy nhật cố Trưởng lão HT.Thích Trí Nghiêm

Mỗi năm 大乘方等经典有哪几部 惨重 Bạn Tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp chủ trừ phiền não hay chư phiền ç æˆ 同朋会運動 北海道 評論家 ë mệt 阿罗汉需要依靠别人的记别 妙性本空 无有一法可得 ÐÐÐ Phật giáo そうとうしゅう 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 phan 7 pham ve tam phap cu 33 อร นซาส นธ Thích Duy Lực tín 离开娑婆世界 欲移動 お墓の墓地 霊園の選び方 藏红色 tinh thần tuệ giác văn thù phần i Ð Ð Ð Ð Ð³Ñ 七之佛九之佛相好大乘 一真法界 燃指供佛 ÏÇ 一仏両祖 読み方 cứ ngá 康 惡 thời pháp thuyết giảng cho một cụ già 蹇卦详解 佛教与佛教中国化 佛說父母恩重難報經 ส งขต hương táo お寺小学生合宿 群馬 僧秉 Hình お墓のお手入れ方法 做人處事 中文 Ä em Thiền 錫杖 若我說天地