GNO - Tại chùa Phổ Minh 2 (Q.Gò Vấp) đãdiễn ra lễ húy nhật lần thứ 34 của cố HT.Bửu Chơn.

Lễ húy nhật lần thứ 35 của cố HT.Bửu Chơn

GNO - Ngày 25-8, tại chùa Phổ Minh 2 (Q.Gò Vấp) đã diễn ra lễ húy nhật lần thứ 34 của cố HT.Bửu Chơn và phát 100 suất quà cho người nghèo.

Quang lâm chứng minh có các chư tôn thiền đức: HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS, trụ trì chùa Phổ Minh 2; HT.Thích Giác Thuận, Chứng minh BTS Q.Gò Vấp; cùng với có sự hiện diện chư tôn đức giáo phẩm hệ phái Phật giáo Nam tông, Phật giáo Bắc tông, hệ phái Khất sĩ, đại diện chính quyền các cấp. Ngoài ra có sự tham dự chư Tăng, tu nữ và quý thiện nam tín nữ gần xa.

ANh  VG (1).jpg
Chư tôn đức niêm hương tưởng niệm cố HT.Bửu Chơn

Tại buổi lễ, sau nghi thức niêm hương tưởng niệm, tọa thiền tưởng nhớ ân sư, HT.Thích Thiện Tâm đã cung tuyên tiểu sử cố hòa thượng Thích Bửu Chơn, bên cạnh đó, tại buổi lễ chư Tăng đi bát khất thực để tưởng nhớ về hành trạng cũng như công lao của cố Hòa thượng đã tạo dựng cho PGNT phát triển như ngày nay.

Theo đó, HT.Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Ðéc (Ðồng Tháp). Thuở thiếu thời, Hòa thượng sinh sống tại đất nước chùa tháp Campuchia, do đó Hòa thượng thấm nhuần giáo lý Phật giáo Nam tông.

 Năm 1940, Hòa thượng xuất gia thuộc hệ phái Nam tông. Sau đó, ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhutanga) suốt mười hai năm. Năm 1951, Hòa thượng được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên thủy. Năm 1952 -1954, Hòa thượng sang Tích Lan để nghiên cứu Phật học tại Trường Dhammaducla Viddhyàlaya. Ngài cũng đã có duyên hành hương sang đất Phật.

Hòa thượng là vị giáo phẩm Phật giáo Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động Phật sự quốc tế như Hội nghị Kết tập Tam Tạng Pàli lần thứ 6 tại Rangoon, Miến Ðiện (1954); Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 3 tại Miến Ðiện, dự lễ kỷ niệm 2.500 năm Phật giáo tại Campuchia (1957);  Hội nghị Phật giáo lần thứ 4 tại Nepal và Hội nghị Triết học tại Ấn Ðộ; Hội nghị Quốc tế về lịch sử tôn giáo thế giới lần thứ 9 tại Ðông Kinh, Nhật Bản (1958)..... 

Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự các hội nghị Phật giáo lớn trên thế giới. Năm1972, ngài đảm nhiệm chức vụ Phó Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam. Năm 1979, Hòa thượng đảm nhận chức vụ cố vấn Ban Chưởng quản Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam khóa II.

ANh  VG (2).jpg
Phát quà từ thiện cho người nghèo

Hòa thượng là một học giả, biết rất nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái Lan, Khmer, Miến Ðiện, Tích Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Ðức, Ý, Nga và cổ ngữ Pali. Riêng về Pàli là ngôn ngữ mà Hòa thượng dành rất nhiều thì giờ nghiên cứu và đã soạn thành tự điển Pàli. Dù bận rộn Phật sự trong nước cũng như Phật sự quốc tế, Hòa thượng vẫn dành thời gian để phiên dịch và trước tác nhiều kinh sách để hoằng dương giáo pháp, trên dưới 20 tác phẩm.

Nhân lễ húy nhật, chùa Phổ Minh 2 còn tổ chức phát 100 phần quà cho bà con nghèo tại địa phương với tổng trị giá 20 triệu đồng.

Vũ Giang - Ảnh: CTV


Về Menu

Lễ húy nhật lần thứ 35 của cố HT.Bửu Chơn

hoa thuong thich hoang duc 1888 lạt ma Làm quất ngâm đường ăn Tết Lễ tưởng niệm tuần chung thất cố những lợi ích của việc tin và sống thể phat ao anh お墓 æ æ dấu chân voi chúa ០6 nguyên tắc quan trọng trong ăn moi giao SẠc 曹洞宗青年联盟 Chùa Giác Uyển tổ chức húy nhật Quốc Nhớ mưa 佛教中华文化 Ðạo đức y sinh từ một quan điểm ý nghĩa dâng hương cuốn sách vô cùng ý nghĩa 茶湯料とは Sự 15 tien trinh chet An nhiên giữa vùng xung đột 永代供養 東成 สวนธรรมพ นท กข Bình Dương Nguyên Chủ tịch nước nghien cảm nhận về điều giác ngộ thứ nhất hòa thượng thích bửu lai 1901 Kháng お墓のお Ngài Kyabjé Taklung Tsetrul Rinpoche viên chương một pháp Trung thu công đức phóng sanh tâm sự của một bác sỹ bị ung thư thien su muso soseki tam thai nguyen tac cua hoa binh la ung xu bat bao dong Dịch Ni đỉnh 打七 nở rộ dịch vụ giải hạn sao xấu cho Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh tho phat tai nha va nhung dieu can biet ý nghĩa thật của sự không dính mắc