GNO - Tại chùa Phổ Minh 2 (Q.Gò Vấp) đãdiễn ra lễ húy nhật lần thứ 34 của cố HT.Bửu Chơn.

Lễ húy nhật lần thứ 35 của cố HT.Bửu Chơn

GNO - Ngày 25-8, tại chùa Phổ Minh 2 (Q.Gò Vấp) đã diễn ra lễ húy nhật lần thứ 34 của cố HT.Bửu Chơn và phát 100 suất quà cho người nghèo.

Quang lâm chứng minh có các chư tôn thiền đức: HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS, trụ trì chùa Phổ Minh 2; HT.Thích Giác Thuận, Chứng minh BTS Q.Gò Vấp; cùng với có sự hiện diện chư tôn đức giáo phẩm hệ phái Phật giáo Nam tông, Phật giáo Bắc tông, hệ phái Khất sĩ, đại diện chính quyền các cấp. Ngoài ra có sự tham dự chư Tăng, tu nữ và quý thiện nam tín nữ gần xa.

ANh  VG (1).jpg
Chư tôn đức niêm hương tưởng niệm cố HT.Bửu Chơn

Tại buổi lễ, sau nghi thức niêm hương tưởng niệm, tọa thiền tưởng nhớ ân sư, HT.Thích Thiện Tâm đã cung tuyên tiểu sử cố hòa thượng Thích Bửu Chơn, bên cạnh đó, tại buổi lễ chư Tăng đi bát khất thực để tưởng nhớ về hành trạng cũng như công lao của cố Hòa thượng đã tạo dựng cho PGNT phát triển như ngày nay.

Theo đó, HT.Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Ðéc (Ðồng Tháp). Thuở thiếu thời, Hòa thượng sinh sống tại đất nước chùa tháp Campuchia, do đó Hòa thượng thấm nhuần giáo lý Phật giáo Nam tông.

 Năm 1940, Hòa thượng xuất gia thuộc hệ phái Nam tông. Sau đó, ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhutanga) suốt mười hai năm. Năm 1951, Hòa thượng được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên thủy. Năm 1952 -1954, Hòa thượng sang Tích Lan để nghiên cứu Phật học tại Trường Dhammaducla Viddhyàlaya. Ngài cũng đã có duyên hành hương sang đất Phật.

Hòa thượng là vị giáo phẩm Phật giáo Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động Phật sự quốc tế như Hội nghị Kết tập Tam Tạng Pàli lần thứ 6 tại Rangoon, Miến Ðiện (1954); Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 3 tại Miến Ðiện, dự lễ kỷ niệm 2.500 năm Phật giáo tại Campuchia (1957);  Hội nghị Phật giáo lần thứ 4 tại Nepal và Hội nghị Triết học tại Ấn Ðộ; Hội nghị Quốc tế về lịch sử tôn giáo thế giới lần thứ 9 tại Ðông Kinh, Nhật Bản (1958)..... 

Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự các hội nghị Phật giáo lớn trên thế giới. Năm1972, ngài đảm nhiệm chức vụ Phó Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam. Năm 1979, Hòa thượng đảm nhận chức vụ cố vấn Ban Chưởng quản Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam khóa II.

ANh  VG (2).jpg
Phát quà từ thiện cho người nghèo

Hòa thượng là một học giả, biết rất nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái Lan, Khmer, Miến Ðiện, Tích Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Ðức, Ý, Nga và cổ ngữ Pali. Riêng về Pàli là ngôn ngữ mà Hòa thượng dành rất nhiều thì giờ nghiên cứu và đã soạn thành tự điển Pàli. Dù bận rộn Phật sự trong nước cũng như Phật sự quốc tế, Hòa thượng vẫn dành thời gian để phiên dịch và trước tác nhiều kinh sách để hoằng dương giáo pháp, trên dưới 20 tác phẩm.

Nhân lễ húy nhật, chùa Phổ Minh 2 còn tổ chức phát 100 phần quà cho bà con nghèo tại địa phương với tổng trị giá 20 triệu đồng.

Vũ Giang - Ảnh: CTV


Về Menu

Lễ húy nhật lần thứ 35 của cố HT.Bửu Chơn

truyền thống xuất gia báo hiếu trong luật nhân quả hay nghiệp quả báo ứng Phát hiện giải pháp mới trị mất ngủ Em còn trẻ kệ món ngon dimsum chay Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ Tác hại của ăn tối muộn nhận phat giao con duong cua tuoi tre đà nẵng LÃ i nghi thuc tung kinh Từ Rạch Cát tới Tòa Đại sứ ky テス tho phat nhu the nao cho dung voi chanh phap thở Nhân cách Lý Công Uẩn Nui toi xin dua em Rằm tháng Giêng làm bì cuốn chay vầng giá trị tư tưởng thiền học bài phật Làm gì để khỏe mạnh sau tuổi 40 Chữ tình là chữ khởi đầu lưu thờ phật duc phat voi tuoi tho nhin tu tranh Buồn tạp Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng say dam nhat thoi Tiểu sử cố đại lão HT Thích Thanh lieu thuoc cho can benh tu ti hoc song voi nhung nghich duyen bat trac Bệnh khoái dùng thuốc chuyen Bài thơ trên núi xÃÆ tuoi tre va xu huong thich lam tiec cuoi chay thiền thần của sự sống vi vung ben trong giao phap cua phat Hạt hai khuynh hướng lớn trong lịch sử tư Hình tượng Phật Rắn Hòa su ba cat tuong