(GN-TT-Huế) Ngày 16-2 (22 tháng Giêng ÂL) tại TP.Huế, môn đồ pháp phái Tổ đình Tường Vân đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 36 Đức Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết (ảnh).

	Lễ tưởng niệm húy nhật Đức Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết

Lễ tưởng niệm húy nhật Đức Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết

(GN-TT-Huế) Ngày 16-2 (22 tháng Giêng ÂL) tại TP.Huế, môn đồ pháp phái Tổ đình Tường Vân đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 36 Đức Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết (ảnh).

Đức Đệ nhất Tăng thống xuất gia năm 1905 tại chùa Tường Vân, làng Dương Xuân Hạ, huyện Hương Thủy (nay là xã Thủy Xuân, TP.Huế), tỉnh Thừa Thiên Huế và thọ giáo với Đại lão Hòa thượng Thanh Thái, hiệu Phước Chỉ, Đệ tam Tổ chùa Tường Vân. Năm 1910, ngài thọ cụ túc giới với pháp danh là Trừng Thông, tự Chân Thường. Năm 1920, ngài đắc pháp với bổn sư và được ban đạo hiệu là Tịnh Khiết. Sau Pháp nạn 1963, ngài được suy tôn suy tôn lên ngôi vị Tăng thống GHPGVNTN vào năm 1964. Trên cương vị này, vận dụng phương châm “Lấy Từ bi xóa bỏ hận thù”, ngài đã lãnh đạo con thuyền Giáo hội vượt qua bao khó khăn gian khổ, phát triển vững mạnh trong bước đồng hành cùng với dân tộc.

Sau 9 năm ở ngôi vị Tăng thống (1964-1973), ngài viên tịch vào ngày 23 tháng Giêng năm Quý Sửu (25-2-1973), lưu lại cho hậu thế tấm gương sáng về tinh thần dấn thân phụng sự Đạo pháp và Dân tộc bằng tâm hùng lực vô úy và đức độ viên dung.

l Cùng ngày, tại Thiền viện Vạn Hạnh, Q.Phú Nhuận, TP.HCM cũng đã diễn ra lễ tưởng niệm Đức Đệ nhất Tăng thống với sự tham dự của chư tôn giáo phẩm lãnh đạo TƯGH, THPG TP và đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử.

Tiểu sử Đệ Nhất Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hòa Thượng THÍCH TỊNH KHIẾT(1890 - 1973)

Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890), tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1905, Ngài xuất gia tại chùa Tường Vân, làng Dương Xuân Hạ, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, và đã thọ giáo với Ðại lão Hòa thượng Thanh Thái, hiệu Phước Chỉ, là đệ tam Tổ chùa Tường Vân, đời thứ 41 Thiền phái Lâm Tế. Ngài được ban pháp danh là Trừng Thông, tự Chân Thường.

Năm 26 tuổi (1916), Ngài nhận chức trú trì chùa Phước Huệ, thuộc phủ Tuy Lý Vương, thôn Vỹ Dạ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Ðến năm 30 tuổi (1920) ngài đắc pháp với Hòa thượng Bổn sư, được ban Ðạo hiệu là Tịnh Khiết, kế vị Tổ đời thứ 42 thuộc Thiền phái Lâm Tế. Năm 50 tuổi (1940), Ngài làm Giám đốc đạo hạnh Viện Cao đẳng Phật học, mở tại chùa Tường Vân và Báo Quốc, nơi đào tạo nhiều Tăng tài, lỗi lạc xuất chúng lãnh đạo Giáo hội qua nhiều thế hệ như Hòa thượng Thiện Hoa, Thiện Hòa, Hành Trụ, Trí Tịnh, Thiện Siêu... Năm 54 tuổi (1944), Ngài được cung thỉnh, làm Yết Ma Ðại giới đàn tại chùa Thuyền Tôn, Huế. Năm 57 tuổi (1947), Ngài được suy tôn chức vụ Tòng Lâm Pháp Chủ Trung Việt. Năm 58 tuổi (1948), Ngài làm Ðàn đầu Hòa thượng Ðại giới đàn mở tại chùa Báo Quốc, Huế. Hòa thượng Thiện Siêu là thủ Sa di trong Ðại giới đàn này. Ngày 06.5.1951, năm mươi mốt đại biểu của sáu hội Phật giáo Nam, Trung, Bắc họp tại chùa Từ Ðàm, Huế quyết nghị thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, Ngài được suy tôn Hội chủ. Ðến ngày 7-9-1952, Ngài được bầu làm chủ tọa Ðại Hội Phật Giáo Tăng Già toàn quốc họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Năm 66 tuổi (1956), Ngài cùng với Hòa thượng Huệ Quang lãnh đạo phái đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Ðại Hội Phật Giáo Thế Giới tổ chức tại Tích Lan, và chiêm bái Phật Tích tại Ấn Ðộ. Năm 74 tuổi (1964), Ðại hội Phật giáo Việt Nam suy tôn Ngài lên ngôi vị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.       Sau vài ngày pháp thể khiếm an như có linh cảm về sự ra đi của mình, Ngài ân cần phó chúc cho Tăng Ni, Phật tử những lời di huấn tối hậu và Ngài đã an tường xả bỏ báo thân vào hồi 20 giờ 45 phút ngày 23 tháng giêng năm Quý Sửu (25-2-1973), trụ thế 83 năm, 64 hạ lạp. Tháp của Ngài an trú tại Tổ đình Tường Vân, hiệu là Thanh Trai.

Tin, ảnh Không Lực


Về Menu

Lễ tưởng niệm húy nhật Đức Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết

Tảo Spirulina có ích cho người ăn chay than chu dai bi vien ngoc cua nguoi cung tu lÃm 必使淫心身心具断 thần chú đại bi viên ngọc của người 僧人心態 thánh gandhi 观世音菩萨普门品 con nguoi vi dai Thể dục tốt cho người béo phì bị con người vĩ đại 金宝堂のお得な商品 饒益眾生 Tản văn Người mẹ của tôi Vui nào tạm bợ vui nào chân thật 忍四 tang lễ của người việt dưới góc nhìn Thiên Thảo trà ổn định đường huyết tang le cua nguoi viet duoi goc nhin phat giao 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Tháng Giêng nhiều người Sài Gòn ăn chay nguoi Thông điệp ăn chay cho mọi người thiện tri thức người đưa ta vượt Thực phẩm phù hợp với người ăn chay thien tri thuc nguoi dua ta vuot qua gio bui さいたま市 氷川神社 七五三 tính dung dị của người việt qua ca dao tinh dung di cua nguoi viet qua ca dao tuc ngu Mùa Viết cho anh người em yêu thương cơm Thiền sư Vô Ngôn Thông đến VN tìm BR VT Lễ hội ẩm thực chay Đạo tình 佛教書籍 tiến sĩ văn hóa đọc nguyễn mạnh Lại bàn về danh hiệu Bồ tát Quan Thế 천태종 대구동대사 도산스님 เฏ 경전 종류 thương cho người ăn món chay giả Canh kiểm Món chay trong hành trình văn hóa ẩm 4 thuong cho nguoi an mon chay gia man tình thương sẽ không còn khi người ta tinh thuong se khong con khi nguoi ta can ngon 七五三 大阪 Chả phụng doc dao ngoi chua trieu chai 佛教蓮花 độc đáo ngôi chùa triệu chai зеркало кракен даркнет