(GN-TT-Huế) Ngày 16-2 (22 tháng Giêng ÂL) tại TP.Huế, môn đồ pháp phái Tổ đình Tường Vân đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 36 Đức Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết (ảnh).

	Lễ tưởng niệm húy nhật Đức Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết

Lễ tưởng niệm húy nhật Đức Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết

(GN-TT-Huế) Ngày 16-2 (22 tháng Giêng ÂL) tại TP.Huế, môn đồ pháp phái Tổ đình Tường Vân đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 36 Đức Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết (ảnh).

Đức Đệ nhất Tăng thống xuất gia năm 1905 tại chùa Tường Vân, làng Dương Xuân Hạ, huyện Hương Thủy (nay là xã Thủy Xuân, TP.Huế), tỉnh Thừa Thiên Huế và thọ giáo với Đại lão Hòa thượng Thanh Thái, hiệu Phước Chỉ, Đệ tam Tổ chùa Tường Vân. Năm 1910, ngài thọ cụ túc giới với pháp danh là Trừng Thông, tự Chân Thường. Năm 1920, ngài đắc pháp với bổn sư và được ban đạo hiệu là Tịnh Khiết. Sau Pháp nạn 1963, ngài được suy tôn suy tôn lên ngôi vị Tăng thống GHPGVNTN vào năm 1964. Trên cương vị này, vận dụng phương châm “Lấy Từ bi xóa bỏ hận thù”, ngài đã lãnh đạo con thuyền Giáo hội vượt qua bao khó khăn gian khổ, phát triển vững mạnh trong bước đồng hành cùng với dân tộc.

Sau 9 năm ở ngôi vị Tăng thống (1964-1973), ngài viên tịch vào ngày 23 tháng Giêng năm Quý Sửu (25-2-1973), lưu lại cho hậu thế tấm gương sáng về tinh thần dấn thân phụng sự Đạo pháp và Dân tộc bằng tâm hùng lực vô úy và đức độ viên dung.

l Cùng ngày, tại Thiền viện Vạn Hạnh, Q.Phú Nhuận, TP.HCM cũng đã diễn ra lễ tưởng niệm Đức Đệ nhất Tăng thống với sự tham dự của chư tôn giáo phẩm lãnh đạo TƯGH, THPG TP và đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử.

Tiểu sử Đệ Nhất Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hòa Thượng THÍCH TỊNH KHIẾT(1890 - 1973)

Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890), tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1905, Ngài xuất gia tại chùa Tường Vân, làng Dương Xuân Hạ, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, và đã thọ giáo với Ðại lão Hòa thượng Thanh Thái, hiệu Phước Chỉ, là đệ tam Tổ chùa Tường Vân, đời thứ 41 Thiền phái Lâm Tế. Ngài được ban pháp danh là Trừng Thông, tự Chân Thường.

Năm 26 tuổi (1916), Ngài nhận chức trú trì chùa Phước Huệ, thuộc phủ Tuy Lý Vương, thôn Vỹ Dạ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Ðến năm 30 tuổi (1920) ngài đắc pháp với Hòa thượng Bổn sư, được ban Ðạo hiệu là Tịnh Khiết, kế vị Tổ đời thứ 42 thuộc Thiền phái Lâm Tế. Năm 50 tuổi (1940), Ngài làm Giám đốc đạo hạnh Viện Cao đẳng Phật học, mở tại chùa Tường Vân và Báo Quốc, nơi đào tạo nhiều Tăng tài, lỗi lạc xuất chúng lãnh đạo Giáo hội qua nhiều thế hệ như Hòa thượng Thiện Hoa, Thiện Hòa, Hành Trụ, Trí Tịnh, Thiện Siêu... Năm 54 tuổi (1944), Ngài được cung thỉnh, làm Yết Ma Ðại giới đàn tại chùa Thuyền Tôn, Huế. Năm 57 tuổi (1947), Ngài được suy tôn chức vụ Tòng Lâm Pháp Chủ Trung Việt. Năm 58 tuổi (1948), Ngài làm Ðàn đầu Hòa thượng Ðại giới đàn mở tại chùa Báo Quốc, Huế. Hòa thượng Thiện Siêu là thủ Sa di trong Ðại giới đàn này. Ngày 06.5.1951, năm mươi mốt đại biểu của sáu hội Phật giáo Nam, Trung, Bắc họp tại chùa Từ Ðàm, Huế quyết nghị thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, Ngài được suy tôn Hội chủ. Ðến ngày 7-9-1952, Ngài được bầu làm chủ tọa Ðại Hội Phật Giáo Tăng Già toàn quốc họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Năm 66 tuổi (1956), Ngài cùng với Hòa thượng Huệ Quang lãnh đạo phái đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Ðại Hội Phật Giáo Thế Giới tổ chức tại Tích Lan, và chiêm bái Phật Tích tại Ấn Ðộ. Năm 74 tuổi (1964), Ðại hội Phật giáo Việt Nam suy tôn Ngài lên ngôi vị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.       Sau vài ngày pháp thể khiếm an như có linh cảm về sự ra đi của mình, Ngài ân cần phó chúc cho Tăng Ni, Phật tử những lời di huấn tối hậu và Ngài đã an tường xả bỏ báo thân vào hồi 20 giờ 45 phút ngày 23 tháng giêng năm Quý Sửu (25-2-1973), trụ thế 83 năm, 64 hạ lạp. Tháp của Ngài an trú tại Tổ đình Tường Vân, hiệu là Thanh Trai.

Tin, ảnh Không Lực


Về Menu

Lễ tưởng niệm húy nhật Đức Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết

ï¾ ï¼ nhưng 五痛五燒意思 chùa diệu viên nỗi bất an của người mẹ 放下凡夫心 故事 î ï 白骨观 危险性 佛教中华文化 sÃ Æ Cho mẹ nhân ngày phụ nữ ï¾ ï½½ lan lanh thay neu duoc la hoc tro cua duc phat bên 18 trung am bardo tai sinh hoc phat Giç tai sao cuoc doi co nhung kho dau Là Những di tích lịch sử văn hóa liên quan Đức Phật cảm hóa Angulimāla Nhiê u tÕng và à cï¾ 16 nền tảng tà di ngài kyabjé taklung tsetrul rinpoche viên thích lang mang trước một nổi đau chung tra Ngài Kyabjé Taklung Tsetrul Rinpoche nghi chết Khai vị với hoa chuối trộn gỏi thien thua thi hoa qua diep khuc 60 chu dau çn tieu su hoa thuong thich tu van 1866 và đạo phật Thiền định giúp kiểm soát đường phan mỗi vấn Trá gột rửa tâm hồn vì sao hoa sen sinh sôi chốn bùn lầy ô giải đại thừa diệu pháp liên hoa kinh Thi phi a cuo i con duo ng nu