(GN-TT-Huế) Ngày 16-2 (22 tháng Giêng ÂL) tại TP.Huế, môn đồ pháp phái Tổ đình Tường Vân đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 36 Đức Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết (ảnh).

	Lễ tưởng niệm húy nhật Đức Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết

Lễ tưởng niệm húy nhật Đức Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết

(GN-TT-Huế) Ngày 16-2 (22 tháng Giêng ÂL) tại TP.Huế, môn đồ pháp phái Tổ đình Tường Vân đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 36 Đức Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết (ảnh).

Đức Đệ nhất Tăng thống xuất gia năm 1905 tại chùa Tường Vân, làng Dương Xuân Hạ, huyện Hương Thủy (nay là xã Thủy Xuân, TP.Huế), tỉnh Thừa Thiên Huế và thọ giáo với Đại lão Hòa thượng Thanh Thái, hiệu Phước Chỉ, Đệ tam Tổ chùa Tường Vân. Năm 1910, ngài thọ cụ túc giới với pháp danh là Trừng Thông, tự Chân Thường. Năm 1920, ngài đắc pháp với bổn sư và được ban đạo hiệu là Tịnh Khiết. Sau Pháp nạn 1963, ngài được suy tôn suy tôn lên ngôi vị Tăng thống GHPGVNTN vào năm 1964. Trên cương vị này, vận dụng phương châm “Lấy Từ bi xóa bỏ hận thù”, ngài đã lãnh đạo con thuyền Giáo hội vượt qua bao khó khăn gian khổ, phát triển vững mạnh trong bước đồng hành cùng với dân tộc.

Sau 9 năm ở ngôi vị Tăng thống (1964-1973), ngài viên tịch vào ngày 23 tháng Giêng năm Quý Sửu (25-2-1973), lưu lại cho hậu thế tấm gương sáng về tinh thần dấn thân phụng sự Đạo pháp và Dân tộc bằng tâm hùng lực vô úy và đức độ viên dung.

l Cùng ngày, tại Thiền viện Vạn Hạnh, Q.Phú Nhuận, TP.HCM cũng đã diễn ra lễ tưởng niệm Đức Đệ nhất Tăng thống với sự tham dự của chư tôn giáo phẩm lãnh đạo TƯGH, THPG TP và đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử.

Tiểu sử Đệ Nhất Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hòa Thượng THÍCH TỊNH KHIẾT(1890 - 1973)

Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890), tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1905, Ngài xuất gia tại chùa Tường Vân, làng Dương Xuân Hạ, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, và đã thọ giáo với Ðại lão Hòa thượng Thanh Thái, hiệu Phước Chỉ, là đệ tam Tổ chùa Tường Vân, đời thứ 41 Thiền phái Lâm Tế. Ngài được ban pháp danh là Trừng Thông, tự Chân Thường.

Năm 26 tuổi (1916), Ngài nhận chức trú trì chùa Phước Huệ, thuộc phủ Tuy Lý Vương, thôn Vỹ Dạ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Ðến năm 30 tuổi (1920) ngài đắc pháp với Hòa thượng Bổn sư, được ban Ðạo hiệu là Tịnh Khiết, kế vị Tổ đời thứ 42 thuộc Thiền phái Lâm Tế. Năm 50 tuổi (1940), Ngài làm Giám đốc đạo hạnh Viện Cao đẳng Phật học, mở tại chùa Tường Vân và Báo Quốc, nơi đào tạo nhiều Tăng tài, lỗi lạc xuất chúng lãnh đạo Giáo hội qua nhiều thế hệ như Hòa thượng Thiện Hoa, Thiện Hòa, Hành Trụ, Trí Tịnh, Thiện Siêu... Năm 54 tuổi (1944), Ngài được cung thỉnh, làm Yết Ma Ðại giới đàn tại chùa Thuyền Tôn, Huế. Năm 57 tuổi (1947), Ngài được suy tôn chức vụ Tòng Lâm Pháp Chủ Trung Việt. Năm 58 tuổi (1948), Ngài làm Ðàn đầu Hòa thượng Ðại giới đàn mở tại chùa Báo Quốc, Huế. Hòa thượng Thiện Siêu là thủ Sa di trong Ðại giới đàn này. Ngày 06.5.1951, năm mươi mốt đại biểu của sáu hội Phật giáo Nam, Trung, Bắc họp tại chùa Từ Ðàm, Huế quyết nghị thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, Ngài được suy tôn Hội chủ. Ðến ngày 7-9-1952, Ngài được bầu làm chủ tọa Ðại Hội Phật Giáo Tăng Già toàn quốc họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Năm 66 tuổi (1956), Ngài cùng với Hòa thượng Huệ Quang lãnh đạo phái đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Ðại Hội Phật Giáo Thế Giới tổ chức tại Tích Lan, và chiêm bái Phật Tích tại Ấn Ðộ. Năm 74 tuổi (1964), Ðại hội Phật giáo Việt Nam suy tôn Ngài lên ngôi vị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.       Sau vài ngày pháp thể khiếm an như có linh cảm về sự ra đi của mình, Ngài ân cần phó chúc cho Tăng Ni, Phật tử những lời di huấn tối hậu và Ngài đã an tường xả bỏ báo thân vào hồi 20 giờ 45 phút ngày 23 tháng giêng năm Quý Sửu (25-2-1973), trụ thế 83 năm, 64 hạ lạp. Tháp của Ngài an trú tại Tổ đình Tường Vân, hiệu là Thanh Trai.

Tin, ảnh Không Lực


Về Menu

Lễ tưởng niệm húy nhật Đức Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết

lam sao de tranh nhung co hiem a nan 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 僧伽吒經四偈繁體注音 mùa bão nữa lại về 俱利伽羅劍用處 中孚卦 Những điều có thể chưa biết về cây cÃy 夷隅郡大多喜町 樹木葬 khi mệnh chung Nhiều lợi ích khi ăn lê thường xuyên 墓地の選び方 tri hue 净土五经是哪五经 cha oi con them duoc mot lan nghe tieng cha 首座 äºŒä ƒæ いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 ろうそくを点ける Cà phê giúp giảm nguy cơ tiểu đường thanh hóa tưởng niệm phật hoàng và 北松戸 お墓 お位牌とは 若我說天地 Tây An Cổ Tự Chùa Tây An 陈光别居士 あんぴくんとは thời khắc mà ta cảm thấy mình cần tim hieu tap quan cung co hon hay le mong son thi å ä¹ æ thiền sư thích nhất hạnh được trao tu vụ ông huệ phong và nude để hạnh 如闻天人 経å Đầu năm du ngoạn nơi có tượng Phật 慧 佛學 tỳ Tuyệt bí mật trái tim thiêng liêng bất diệt 繰り出し位牌 おしゃれ cần làm gì khi người đang hấp hối và cần suy nghĩ thấu đáo trước khi thu phí 浄土宗のお守り お守りグッズ đạo pháp của đức phật có phải là 文殊 su mau nhiem khi niem phat ưng người trẻ hân hoan trong đám cưới