GNO - Ngày 20-9, tại chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm...

Lễ tưởng niệm lần thứ 38 cố Hòa thượng Bửu Chơn

GNO - Ngày 20-9, tại chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 38 ngày cố Hòa thượng Tăng thống Bửu Chơn viên tịch.

Chứng minh tham dự buổi lễ có HT.Thích Thiện Tánh, Phó chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Tâm, Phó chủ tịch HĐTS, trụ trì chùa Phổ Minh cùng chư tôn đức trong HĐTS, BTS Phật giáo TP.HCM, chư tôn đức BTS Phật giáo Q.Gò Vấp, chư tôn đức Tăng hệ phái Phật giáo Nam tông và Phật tử các nơi về tham dự buổi lễ.

1.jpg
Chư tôn Hòa thượng dâng hương tưởng niệm cố Hòa thượng Bửu Chơn

Tại buổi lễ, chư tôn đức Tăng đã thành kính dâng hương, tọa thiền tưởng nhớ cố Hòa thượng.

Thay mặt cho BTC, TT.Thích Minh Hạnh đã cung tuyên tiểu sử cố Hòa thượng Bửu Chơn.

Theo đó, HT.Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Ðéc (Ðồng Tháp). Thuở thiếu thời Hòa thượng sinh sống tại đất nước chùa tháp Campuchia, do đó ngài thấm nhuần giáo lý Phật giáo Nam tông, vốn là quốc giáo của Vương quốc này. 

Năm 1940, Hòa thượng xuất gia thuộc hệ phái Nam tông. Sau đó, ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhutanga) suốt 12 năm. Năm 1951, Hòa thượng được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên thủy.

Năm 1952, Hòa thượng có duyên lành sang Tích Lan (Sri Lanka) để nghiên cứu Phật học tại Trường Dhammaducla Viddhyàlaya trong thời gian 2 năm. Ngài cũng đã hành hương sang Ấn Ðộ để chiêm bái các thánh tích và cung thỉnh ngọc xá-lợi do Giáo hội Phật giáo ở Tích Lan tặng đem về Việt Nam.

Năm 1954, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Hội nghị Kết tập Tam tạng Pàli lần thứ 6 tại Rangoon, Miến Ðiện (Myanmar).

4.jpg
Di ảnh cố Hòa thượng Bửu Chơn

Hòa thượng là vị Giáo phẩm Phật giáo Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động Phật sự quốc tế. Vào năm 1956, Hòa thượng tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 3 tại Miến Ðiện. Dịp này, Bộ Lễ Miến Ðiện đã trao tặng ngọc xá-lợi cho ngài mang về Việt Nam tôn trí, phụng thờ. Hòa thượng là thành viên vận động thành lập Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy Việt Nam. Nhiệm kỳ lâm thời Hòa thượng được cử làm Tăng thống Ban Chưởng quản vào năm 1957. Trong năm này Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn dự lễ kỷ niệm 2.500 năm Phật giáo tại Campuchia.

Hòa thượng dự Hội nghị Phật giáo lần thứ 4 tại Nepal và Hội nghị Triết học tại Ấn Ðộ. Năm 1958, Hòa thượng dự Hội nghị Quốc tế về lịch sử Tôn giáo Thế giới lần thứ 9 tại Ðông Kinh, Nhật Bản.

Năm 1960, ngài được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới trong kỳ Ðại hội lần thứ 5 tại Thái Lan và tham dự Hội nghị Lịch sử Tôn giáo Thế giới lần thứ 10 tại Tây Ðức. Hòa thượng cũng đến các nước Tây phương: Anh, Ý, Pháp để nghiên cứu các tổ chức Phật giáo tại các nơi này.

Hòa thượng là một học giả, biết rất nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái Lan, Khmer, Miến Ðiện, Tích Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Ðức, Ý, Nga và cổ ngữ Pàli. Riêng về Pàli là ngôn ngữ mà Hòa thượng dành rất nhiều thì giờ nghiên cứu và đã soạn thành tự điển Pàli. Dù bận rộn Phật sự trong nước cũng như Phật sự quốc tế, Hòa thượng vẫn dành thời gian để phiên dịch và trước tác nhiều kinh sách để hoằng dương giáo pháp, trên dưới 20 tác phẩm.

Ngày 17-9-1979, mặc dù sức khỏe suy kém, ngài vẫn dẫn đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam sang thăm hữu nghị, tham dự lễ Đôn-ta (lễ lớn nhất của dân tộc Campuchia) tại Campuchia và tổ chức lễ truyền giới Tỳ-kheo cho các nhà sư Campuchia.

Ngày 19-9-1979, bệnh cũ bộc phát trầm trọng, đến 2 giờ sáng ngày 21-9-1979 (1-8-Kỷ Mùi), ngài an nhiên viên tịch tại Phnôm Pênh, hưởng thọ 69 tuổi đời, với 30 tuổi đạo.

Ngài là một tấm gương sáng về phương diện hoằng pháp lợi sanh. Công hạnh ngài còn tỏa rộng ra thế giới, và còn lưu lại trong mỗi bước hành trì giới pháp độ sanh của những người có lòng vị tha và chí tìm cầu giải thoát. Các tác phẩm của ngài còn để lại trong sự nghiệp sáng tác phiên dịch.

5.jpg
Chư Tăng trì bình khất thực nhân buổi lễ

6.jpg
HT.Thích Thiện Tâm trao tặng 150 phần quà tới người nghèo

Nhân buổi lễ, hơn 400 chư Tăng và tu nữ hệ phái Phật giáo Nam tông đã tổ chức lễ trì bình khất thực quanh khu vực chùa phổ Minh để tưởng nhớ công hạnh của Hòa thượng Tăng thống Bửu Chơn.

Cũng nhân buổi lễ, HT.Thích Thiện Tâm cũng trao tặng 150 phần qua cho bà con nghèo tại địa phương nhân buổi lễ gồm có gạo, mì, nước tương, đường cho bà con địa phương.

Hoàng Oanh


Về Menu

Lễ tưởng niệm lần thứ 38 cố Hòa thượng Bửu Chơn

市町村別寺院数 供灯的功德 bay ประสบแต ความด Phụ nữ trẻ có nguy cơ đau tim cao คนเก ยจคร าน 市町村別寺院数順位 飞来寺 Năm mới å おりん 木魚のお取り寄せ 中曽根坐禅传奇 hòa thuongj thích tâm hoàn 證空性的方法 曹洞宗総合研究センター さいたま市 氷川神社 七五三 鎌倉市 霊園 천태종 대구동대사 도산스님 精霊供養 妙蓮老和尚 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 蘇東坡佛印禪師 Chữ thich thanh tu 七五三 大阪 và nguon goc va dac diem cua phat giao mat Ã Æ 能令增长大悲心故出自哪里 川井霊園 Kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ Trăng rằm nhớ Cuội 宾度罗跋罗堕阁尊者 介绍 Cái giá của người xa quê 香炉とお香 Lời thề giữa rừng thiêng đức phật chỉ ra 10 ân huệ của cuộc 父母呼應勿緩 事例 五戒十善 蒋川鸣孔盈 築地本願寺 盆踊り 佛教中华文化 cúng gia tiên nên dâng lễ mặn hay chay 墓地の販売と購入の注意点 ไๆาา แากกา 色登寺供养 随喜 chè khoai môn bí Ï 迴向 意思 二哥丰功效 梁皇忏法事