GNO - Ngày 20-9, tại chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm...

Lễ tưởng niệm lần thứ 38 cố Hòa thượng Bửu Chơn

GNO - Ngày 20-9, tại chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 38 ngày cố Hòa thượng Tăng thống Bửu Chơn viên tịch.

Chứng minh tham dự buổi lễ có HT.Thích Thiện Tánh, Phó chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Tâm, Phó chủ tịch HĐTS, trụ trì chùa Phổ Minh cùng chư tôn đức trong HĐTS, BTS Phật giáo TP.HCM, chư tôn đức BTS Phật giáo Q.Gò Vấp, chư tôn đức Tăng hệ phái Phật giáo Nam tông và Phật tử các nơi về tham dự buổi lễ.

1.jpg
Chư tôn Hòa thượng dâng hương tưởng niệm cố Hòa thượng Bửu Chơn

Tại buổi lễ, chư tôn đức Tăng đã thành kính dâng hương, tọa thiền tưởng nhớ cố Hòa thượng.

Thay mặt cho BTC, TT.Thích Minh Hạnh đã cung tuyên tiểu sử cố Hòa thượng Bửu Chơn.

Theo đó, HT.Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Ðéc (Ðồng Tháp). Thuở thiếu thời Hòa thượng sinh sống tại đất nước chùa tháp Campuchia, do đó ngài thấm nhuần giáo lý Phật giáo Nam tông, vốn là quốc giáo của Vương quốc này. 

Năm 1940, Hòa thượng xuất gia thuộc hệ phái Nam tông. Sau đó, ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhutanga) suốt 12 năm. Năm 1951, Hòa thượng được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên thủy.

Năm 1952, Hòa thượng có duyên lành sang Tích Lan (Sri Lanka) để nghiên cứu Phật học tại Trường Dhammaducla Viddhyàlaya trong thời gian 2 năm. Ngài cũng đã hành hương sang Ấn Ðộ để chiêm bái các thánh tích và cung thỉnh ngọc xá-lợi do Giáo hội Phật giáo ở Tích Lan tặng đem về Việt Nam.

Năm 1954, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Hội nghị Kết tập Tam tạng Pàli lần thứ 6 tại Rangoon, Miến Ðiện (Myanmar).

4.jpg
Di ảnh cố Hòa thượng Bửu Chơn

Hòa thượng là vị Giáo phẩm Phật giáo Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động Phật sự quốc tế. Vào năm 1956, Hòa thượng tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 3 tại Miến Ðiện. Dịp này, Bộ Lễ Miến Ðiện đã trao tặng ngọc xá-lợi cho ngài mang về Việt Nam tôn trí, phụng thờ. Hòa thượng là thành viên vận động thành lập Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy Việt Nam. Nhiệm kỳ lâm thời Hòa thượng được cử làm Tăng thống Ban Chưởng quản vào năm 1957. Trong năm này Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn dự lễ kỷ niệm 2.500 năm Phật giáo tại Campuchia.

Hòa thượng dự Hội nghị Phật giáo lần thứ 4 tại Nepal và Hội nghị Triết học tại Ấn Ðộ. Năm 1958, Hòa thượng dự Hội nghị Quốc tế về lịch sử Tôn giáo Thế giới lần thứ 9 tại Ðông Kinh, Nhật Bản.

Năm 1960, ngài được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới trong kỳ Ðại hội lần thứ 5 tại Thái Lan và tham dự Hội nghị Lịch sử Tôn giáo Thế giới lần thứ 10 tại Tây Ðức. Hòa thượng cũng đến các nước Tây phương: Anh, Ý, Pháp để nghiên cứu các tổ chức Phật giáo tại các nơi này.

Hòa thượng là một học giả, biết rất nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái Lan, Khmer, Miến Ðiện, Tích Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Ðức, Ý, Nga và cổ ngữ Pàli. Riêng về Pàli là ngôn ngữ mà Hòa thượng dành rất nhiều thì giờ nghiên cứu và đã soạn thành tự điển Pàli. Dù bận rộn Phật sự trong nước cũng như Phật sự quốc tế, Hòa thượng vẫn dành thời gian để phiên dịch và trước tác nhiều kinh sách để hoằng dương giáo pháp, trên dưới 20 tác phẩm.

Ngày 17-9-1979, mặc dù sức khỏe suy kém, ngài vẫn dẫn đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam sang thăm hữu nghị, tham dự lễ Đôn-ta (lễ lớn nhất của dân tộc Campuchia) tại Campuchia và tổ chức lễ truyền giới Tỳ-kheo cho các nhà sư Campuchia.

Ngày 19-9-1979, bệnh cũ bộc phát trầm trọng, đến 2 giờ sáng ngày 21-9-1979 (1-8-Kỷ Mùi), ngài an nhiên viên tịch tại Phnôm Pênh, hưởng thọ 69 tuổi đời, với 30 tuổi đạo.

Ngài là một tấm gương sáng về phương diện hoằng pháp lợi sanh. Công hạnh ngài còn tỏa rộng ra thế giới, và còn lưu lại trong mỗi bước hành trì giới pháp độ sanh của những người có lòng vị tha và chí tìm cầu giải thoát. Các tác phẩm của ngài còn để lại trong sự nghiệp sáng tác phiên dịch.

5.jpg
Chư Tăng trì bình khất thực nhân buổi lễ

6.jpg
HT.Thích Thiện Tâm trao tặng 150 phần quà tới người nghèo

Nhân buổi lễ, hơn 400 chư Tăng và tu nữ hệ phái Phật giáo Nam tông đã tổ chức lễ trì bình khất thực quanh khu vực chùa phổ Minh để tưởng nhớ công hạnh của Hòa thượng Tăng thống Bửu Chơn.

Cũng nhân buổi lễ, HT.Thích Thiện Tâm cũng trao tặng 150 phần qua cho bà con nghèo tại địa phương nhân buổi lễ gồm có gạo, mì, nước tương, đường cho bà con địa phương.

Hoàng Oanh


Về Menu

Lễ tưởng niệm lần thứ 38 cố Hòa thượng Bửu Chơn

cau Gia Giç chùa ta hay chùa tàu hở ba Tại sao nên giặt khăn tắm thường chua hoang phap tp ho chi minh chùa hoằng pháp tp hồ chí minh gia tai me de lai cho con to tvtl sung phuc khai giang sinh hoat he danh cho tan tác nỗi đau ç¾ chùa hoằng pháp tp hồ chí minh cách cúng rằm tháng bảy tại nhà hợp 五痛五燒意思 bÊo cách xưng hô trong phật giáo xung ho trong chua the nao cho dung xưng hô trong chùa thế nào cho đúng Thái Bình Đại đức Chánh thư ký PG xưng hô trong chùa thế nào cho đúng Tình van de ho niem cho nguoi sap lam chung Thích Thanh Từ vấn đề hộ niệm cho người sắp lâm 1985 Thói chè thích nhật từ tuong mao cua mot nguoi la su phan chieu tam hon ç æˆ tướng mạo của một người là sự Nghệ thuật ăn trong chánh niệm êm Món chay ngày Tết trinh chết và tái sinh thich nhat tu ngoai cam thích nhật từ ngoại cảm Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ kỳ 3 除淫欲咒 khóa tu dành cho tuổi trẻ sự khan hiếm văn Đậu đen hóa 食法鬼 Khắc khoải hoa ban trắng Nửa Mật ong có tác dụng kháng khuẩn mạnh Tứ Lễ húy nhật lần thứ 35 của cố