GNO - Sáng qua, 1-8, tại tổ đình tịnh xá Ngọc Viên (TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long), chư tôn đức Tăng Ni...

Vĩnh Long:

Lễ tưởng niệm Trưởng lão Giác Chánh viên tịch

GNO - Sáng qua, 1-8, tại tổ đình tịnh xá Ngọc Viên (TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long), chư tôn đức Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ (HPKS) tổ chức lễ tưởng niệm  lần thứ 11 Trưởng lão nhị Tổ Giác Chánh viên tịch.

tuong niem1.JPG
Chân dung Trưởng lão Giác Chánh

Quang lâm chứng minh, tham dự buổi lễ có sự hiện diện của HT.Giác Nhường, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm chứng minh HPKS; HT.Giác Tường, UVTT HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm chứng minh HPKS; HT.Giác Giới, UVTT HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Thường trực HPKS, Trưởng BTC lễ tưởng niệm; HT.Giác Dũng, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh An Giang; HT.Minh Thuấn, phó trụ trì Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Hồ Chí Minh), Giáo phẩm HPKS cùng sự hiện diện của chư tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, quý Ni trưởng, Ni sư, chư Đại đức Tăng Ni các miền tịnh xá và gần 1.000 Phật tử khắp nơi về tham dự.

Trong buổi lễ, HT.Giác Giới đã khái quát về sự hình thành, phát triển các bộ phái Phật giáo và đến giai đoạn Đức Tổ sư Minh Đăng Quang thành lập Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam. Nhân đây, Hòa thượng nhắc lại cuộc đời và đạo nghiệp của ngài nhị Tổ Giác Chánh.

Theo đó, vào khoảng năm 1951, ngài Giác Chánh xuất gia tu học theo giáo pháp của Tổ sư Minh Đăng Quang. Trong thời gian xuất gia, ngài nhị Tổ tinh chuyên hành pháp như hình ảnh vị Tỳ-kheo được Đức Phật tán thán:

“Vị Tỳ-kheo thích pháp,

Mến pháp, suy tư pháp,

Tâm tư niệm chánh pháp,

Không rời bỏ Chánh pháp” (PC.364)

Với sự nỗ lực tinh chuyên trong tu học, Trưởng lão Giác Chánh mau chóng hiểu thông những gì Tổ sư chỉ dạy.

Đến năm 1954, ngài nhị Tổ được Tổ sư sắp xếp hướng dẫn đoàn du Tăng hành đạo để tiếp nối giềng mối Chánh pháp, cùng với hai Trưởng lão Giác Tánh và Giác Như. Nhị Tổ Giác Chánh hướng dẫn đoàn du Tăng hành đạo đến đâu thì nơi đó giáo pháp được ban phát tới đó, mà thời gian lưu trú quá 10 ngày, rồi ngài lại tiếp tục lên đường giáo hóa.

Khi thấu đạt giáo pháp thì lời nói của ngài là một bài pháp sinh động, đáng cho hàng hậu tấn noi theo. “Bàn việc giáo hội cũng như tu thiền”, “nơi nào sống đúng chơn lý là nơi đó mát”, chính đây cũng được xem là pháp ngữ của ngài.

Các pháp thế gian đều tuân theo quy trình sinh diệt và thân tứ đại của ngài cũng thế. Đến ngày 17-6-Giáp Thân (2004), ngài đã xả bỏ báo thân, an nhiên thị tịch trong sự tiếc nuối của hàng xuất gia cũng như Phật tử tại gia.

“Qua cuộc đời và công hạnh của Trưởng lão Giác Chánh, Đệ nhị Tổ sư Hệ phái Khất sĩ là tấm gương sáng soi đường cho môn đồ tứ chúng noi theo hành đạo” - tiểu sử nhấn mạnh.

tuong niem2.JPG
Chư tôn đức tưởng niệm

Sau đó, Hòa thượng Giác Tường cũng tán thán công hạnh của ngài nhị Tổ và khuyên nhắc chư Tăng Ni phải luôn tâm niệm đến hạnh đức của ngài để tu tập giải thoát, đồng thời khuyến tấn hàng Phật tử tinh tấn gieo trồng phước lành để gặp thắng duyên trong Phật pháp.

Tin, ảnh: Đức Nhân


Về Menu

Lễ tưởng niệm Trưởng lão Giác Chánh viên tịch

sap chet 新西兰台湾佛寺 cuong Phận làm con theo lời Phật dạy cảm trên nền nhạc contemplation còn 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận công đức bố thí Tượng đài Thái hậu Ỷ Lan Tôn vinh Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng Ý nghĩa phước và chuyển phước trong 佛教中华文化 vai dieu suy ngam ngay Mùa xuân theo dấu chân Phật chàm Giao tiếp với người độc đoán ở chúng ta đang thờ vị sơ tổ phật giáo Công dụng tuyệt vời của một số Củ hành và những công dụng tuyệt y nghia tinh do 四十八願 y nghia phat dan ý nghĩa phật đản tụng niệm nhin lai chinh minh trong guong hoc cach cua nguoi xua day trong viec giao duc the nao la su menh cua mot ngoi chua thế nào là sứ mệnh của một ngôi the nao la su menh cua mot ngoi khi khoa hoc nhin thay duc phat tuÃÆ Mong doi dieu ve phuong thuc dau tranh bat bao dong cua đơn giản chỉ là một câu xin lỗi giai niem phat khong phai la yem the Nhìn vào móng tay có thể biết tình Xíu mại thuần chay 福生市永代供養 và phật giáo Những điều cần biết về cholesterol nghien cuu so sanh hoc thuyet ve nghiep trong ba nghiên cứu so sánh học thuyết về vai diem tuong dong va khac biet trong bo thi giua vài điểm tương đồng và khác biệt thân hàn quốc triển lãm nghệ thuật đương giao su trinh xuan thuan noi ve khoa hoc va phat giáo sư trịnh xuân thuận nói về khoa albert einstein với thượng đế và phật nghich