GNO - Sáng qua, 1-8, tại tổ đình tịnh xá Ngọc Viên (TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long), chư tôn đức Tăng Ni...

Vĩnh Long:

Lễ tưởng niệm Trưởng lão Giác Chánh viên tịch

GNO - Sáng qua, 1-8, tại tổ đình tịnh xá Ngọc Viên (TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long), chư tôn đức Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ (HPKS) tổ chức lễ tưởng niệm  lần thứ 11 Trưởng lão nhị Tổ Giác Chánh viên tịch.

tuong niem1.JPG
Chân dung Trưởng lão Giác Chánh

Quang lâm chứng minh, tham dự buổi lễ có sự hiện diện của HT.Giác Nhường, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm chứng minh HPKS; HT.Giác Tường, UVTT HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm chứng minh HPKS; HT.Giác Giới, UVTT HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Thường trực HPKS, Trưởng BTC lễ tưởng niệm; HT.Giác Dũng, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh An Giang; HT.Minh Thuấn, phó trụ trì Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Hồ Chí Minh), Giáo phẩm HPKS cùng sự hiện diện của chư tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, quý Ni trưởng, Ni sư, chư Đại đức Tăng Ni các miền tịnh xá và gần 1.000 Phật tử khắp nơi về tham dự.

Trong buổi lễ, HT.Giác Giới đã khái quát về sự hình thành, phát triển các bộ phái Phật giáo và đến giai đoạn Đức Tổ sư Minh Đăng Quang thành lập Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam. Nhân đây, Hòa thượng nhắc lại cuộc đời và đạo nghiệp của ngài nhị Tổ Giác Chánh.

Theo đó, vào khoảng năm 1951, ngài Giác Chánh xuất gia tu học theo giáo pháp của Tổ sư Minh Đăng Quang. Trong thời gian xuất gia, ngài nhị Tổ tinh chuyên hành pháp như hình ảnh vị Tỳ-kheo được Đức Phật tán thán:

“Vị Tỳ-kheo thích pháp,

Mến pháp, suy tư pháp,

Tâm tư niệm chánh pháp,

Không rời bỏ Chánh pháp” (PC.364)

Với sự nỗ lực tinh chuyên trong tu học, Trưởng lão Giác Chánh mau chóng hiểu thông những gì Tổ sư chỉ dạy.

Đến năm 1954, ngài nhị Tổ được Tổ sư sắp xếp hướng dẫn đoàn du Tăng hành đạo để tiếp nối giềng mối Chánh pháp, cùng với hai Trưởng lão Giác Tánh và Giác Như. Nhị Tổ Giác Chánh hướng dẫn đoàn du Tăng hành đạo đến đâu thì nơi đó giáo pháp được ban phát tới đó, mà thời gian lưu trú quá 10 ngày, rồi ngài lại tiếp tục lên đường giáo hóa.

Khi thấu đạt giáo pháp thì lời nói của ngài là một bài pháp sinh động, đáng cho hàng hậu tấn noi theo. “Bàn việc giáo hội cũng như tu thiền”, “nơi nào sống đúng chơn lý là nơi đó mát”, chính đây cũng được xem là pháp ngữ của ngài.

Các pháp thế gian đều tuân theo quy trình sinh diệt và thân tứ đại của ngài cũng thế. Đến ngày 17-6-Giáp Thân (2004), ngài đã xả bỏ báo thân, an nhiên thị tịch trong sự tiếc nuối của hàng xuất gia cũng như Phật tử tại gia.

“Qua cuộc đời và công hạnh của Trưởng lão Giác Chánh, Đệ nhị Tổ sư Hệ phái Khất sĩ là tấm gương sáng soi đường cho môn đồ tứ chúng noi theo hành đạo” - tiểu sử nhấn mạnh.

tuong niem2.JPG
Chư tôn đức tưởng niệm

Sau đó, Hòa thượng Giác Tường cũng tán thán công hạnh của ngài nhị Tổ và khuyên nhắc chư Tăng Ni phải luôn tâm niệm đến hạnh đức của ngài để tu tập giải thoát, đồng thời khuyến tấn hàng Phật tử tinh tấn gieo trồng phước lành để gặp thắng duyên trong Phật pháp.

Tin, ảnh: Đức Nhân


Về Menu

Lễ tưởng niệm Trưởng lão Giác Chánh viên tịch

Nguyên nghe kinh nghe phat day ve tinh yeu tình thương chân thật làm thức tỉnh quê çš Tiểu sử cố đại lão HT Thích nhật chửi Kiên anh an tru trong hien tai khà Bùi Giáng và những chuyện chưa kể hien thiền cac nha su chau a tren dat my 不空羂索心咒梵文 Phật giáo hÆ i vi sao hoa sen sinh soi chon bun lay o troc dao luc cua bac giac ngo dieu Do CÒn toi oi mi me lam roi đèn 宗教五寶 Âm phat a di da neu biet tram nam la huu han Ăn chay nên ăn đa dạng các loại 30 dieu khong nen tiep tuc lam voi ban than chieu gao thet nguồn gốc và ý nghĩa ThẠy thich nhat tu ngoai cam sử Để lòng nhẹ nhàng bình an Thiếu kẽm làm tiêu hóa khó khăn cầu an và cầu siêu quách tuấn du chuẩn bị tổ chức live ta dot doi ta hóa xuan dinh dau cua moi nguoi Béo B ëng người xuất gia