Rất nhiều gia đình khi cúng lễ Vu Lan trong ngày Rằm tháng 7 thường làm thêm một mâm cúng cô hồn chúng sinh Theo sư thầy Thích Đàm Trung chùa Phổ Linh, Tây Hồ, Hà Nội , Vu Lan là cầu siêu báo hiếu cha mẹ nên làm riêng vào ban ngày, còn cúng cô hồn thì
Lễ Vu Lan nên cúng vào ban ngày

Rất nhiều gia đình khi cúng lễ Vu Lan trong ngày Rằm tháng 7 thường làm thêm một mâm cúng cô hồn (chúng sinh). Theo sư thầy Thích Đàm Trung (chùa Phổ Linh, Tây Hồ, Hà Nội), Vu Lan là cầu siêu báo hiếu cha mẹ nên làm riêng vào ban ngày, còn cúng cô hồn thì nên cúng vào buổi chiều tối.


Nên cúng ở chùa trước


Theo ông Nguyễn Tuấn Phan, Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu cổ học Phương Đông (thuộc Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam), lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, liên quan tới tích ngài Mục Kiền Liên xuống địa ngục cứu mẹ.

Từ đầu tháng 7 âm lịch (ÂL), phật tử đã tới các chùa rất đông để đăng ký lễ cầu siêu, cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Các chùa thường làm lễ cầu siêu từ rất sớm, cũng là dịp các thầy giảng cho người dân hiểu về ý nghĩa lễ Vu Lan và đạo hiếu của con cái với bậc sinh thành. 

Theo Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày Rằm tháng 7 không nằm ở mâm cao cỗ đầy mà ở thái độ và lương tâm của mỗi con người. Còn Sư thầy Thích Đàm Trung chia sẻ, cúng Rằm tháng 7 mỗi nơi một khác song giống nhau ở tấm lòng thành, tâm hướng thiện với các hoạt động thể hiện truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam. Lễ cúng Rằm tháng 7 nếu là người bình thường thì hay lắm lễ mặn. Người theo đạo Phật thường giữ giới, không sát sinh nên cúng chay, tất cả hài hòa không bắt buộc phải thế này thế kia.

Cũng theo Sư thầy Thích Đàm Trung, trong lễ Vu Lan, người theo đạo Phật thường tụng những biến kinh hồi hướng cho bố mẹ, cửu huyền thất tổ lúc nào cũng được. Nếu theo tôn giáo khác thì dùng tâm hướng đến người đã khuất. Nên lễ Vu Lan ở các chùa trước bởi ở đó nhờ công đức, thần lực của chư tăng nên các hương linh gia tiên được siêu sinh rất tốt. Sau đó về nhà làm lễ thắp hương tưởng nhớ tới gia tiên, cửu huyền thất tổ. 

 Lễ Vu lan ở chùa Quán Sứ (Hà Nội). Ảnh: Trà Giang   Riêng với lễ cúng cô hồn, theo Nhà nghiên cứu văn hóa, họa sĩ Trình Yên (Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam), là lễ độ cho các vong hồn lang thang không người cúng giỗ nên tháng nào, đàn lễ nào cũng có. Một đàn có thể cúng nhiều lễ, chương cuối cùng thường có cúng cô hồn. 

Theo Sư thầy Thích Đàm Trung, trong ngày Rằm tháng 7, các gia đình nên làm lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên vào ban ngày còn cúng cô hồn nên cúng vào buổi chiều tối. Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa, không quy định hướng lễ. 

Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa. Tất cả các chùa đều làm lễ cúng cô hồn trong một ngày nhất định từ nay tới Rằm tháng 7. Chẳng hạn tại Hà Nội, chùa Quán Sứ sẽ cúng chuẩn tế cô hồn vào tối 13 (ÂL). 

Đến chùa để được “Bông hồng cài áo”

Theo ông Nguyễn Tuấn Phan, nghi thức “Bông hồng cài áo” tổ chức trong lễ Vu Lan ở các chùa Việt Nam hằng năm để tưởng nhớ những cha mẹ đã mất và tôn vinh cha mẹ còn tại thế với con cháu. Trong nghi thức đó, các cháu bé với hai giỏ hoa hồng sẽ đến cài hoa lên áo từng người dự lễ. 

Theo sư thầy Thích Đàm Trung, nghi thức “Bông hồng cài áo” có từ những năm 60 ở các tỉnh phía Nam, bắt đầu từ một tản văn tuyệt hay do Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết và được phổ thông hóa “sống” tới ngày nay qua bản nhạc cùng tên của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Ngày nay, nhiều chùa ở miền Bắc đã duy trì nghi lễ này, như chùa Phổ Linh Tây Hồ, Thiền viện Tây Trúc... đều làm nghi thức “Bông hồng cài áo” vào ngày Rằm. 

Dịp lễ Vu Lan, trước khi vào lễ chùa mỗi người chọn một bông hồng biểu lộ lòng hiếu nghĩa gài lên ngực áo. Hơn 40 năm qua nghi thức này đã trở thành một truyền thống, nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt. Từ khi du nhập vào Việt Nam, nghi lễ này trở thành tưởng nhớ công ơn mẹ cha, chứ không chỉ tôn vinh mẹ như của người Nhật.

Lễ Vu lan và cúng cô hồn không chỉ phổ biến ở Việt Nam. Ở Nhật Bản ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7/7 (ÂL).    Người ta viết ước nguyện rồi treo vào cây trúc với mong ước điều ước đó sẽ trở thành hiện thực. Còn lễ Rằm tháng 7 với quan niệm đó là ngày cửa địa ngục mở để đón thân nhân là các vong linh được giải thoát. Họ sắm sửa đồ cúng, làm đèn lồng để dẫn đường cho tổ tiên và thả đồ ăn xuống sông, biển để họ nhận được. 

Ở Đài Loan, nghi thức này tổ chức cả tháng 7 (ÂL), luân phiên từng nhà, hay từng làng cho đến hết tháng.
   

Về Menu

lễ vu lan nên cúng vào ban ngày le vu lan nen cung vao ban ngay tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

พระอ ญญาโกณฑ ญญะ Hạn chế và khắc phục chứng ngáy khi vÃƒÆ cư sĩ chánh trí 如闻天人 Thanh Hoá Giỗ Tổ khai sơn chùa Linh tự tình mùa xuân cao Tìm theo dấu bố Ăn ngọt có hại cho não phương chua linh quang trung quốc chùa cổ lưu giữ xương sọ 繰り出し位牌 おしゃれ bÕn nhật ký Hành thiền trong quản trị thời gian 若我說天地 ThÃ ä½ ç Mát lành màu xanh bánh da lợn イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 yeu minh Pháp thân Phật hằng hữu 夷隅郡大多喜町 樹木葬 ろうそくを点ける hoa trai mot canh chua chua giac thien Thái Nguyên Sư cô Thích Đàm Tâm viên å 发此之方便 印顺法师关于大般涅槃经 giới thiệu bức thư tâm huyết của sư lược ý trà và thiền trong tinh thà Mộc dục tượng thờ Tiễn biệt một tấm lòng tận tụy với Chai nhựa gây hại cho răng của trẻ 経å tinh thần vô trước trong kinh phật dựng chùa bongeun chốn bình yên cho tâm hồn Chùa làng tôi thờ お位牌とは 墓地の選び方 Nếu chưa ăn chay mời bạn ăn chay 如何成佛 bà Æ