Vậy làm sao có thể cho là có linh hồn bất biến, linh hồn vĩnh hằng Dường như là không thể có được, không những người chết rồi, không có linh hồn cố định, mà ngay khi còn sống, thân tâm chúng ta đều biến đổi không ngừng trong từng phút giây một
Linh hồn có thật tồn tại vĩnh viễn?

Vậy làm sao có thể cho là có linh hồn bất biến, linh hồn vĩnh hằng? Dường như là không thể có được, không những người chết rồi, không có linh hồn cố định, mà ngay khi còn sống, thân tâm chúng ta đều biến đổi không ngừng trong từng phút giây một.
Linh hồn theo thể xác này biến đổi, không phải là sự chân thật của ta.

Có một cụ già bệnh sợ chết, hỏi: Nếu tôi chết rồi đem đi thiêu rồi linh hồn ra sao?

Tôi nói: Nhà Phật không nhìn nhận linh hồn.

Phật giáo không tin là có một linh hồn vĩnh hằng, bất biến. Nếu tin có linh hồn như vậy, thì đó là "thần ngã ngoại đạo", không phải là người phật tử chính tín.

Dân gian Trung Quốc, sự mê tín linh hồn rất thâm căn, lại thêm sai lầm lớn nữa là người Trung Quốc tin rằng, sau khi người chết linh hồn biến thành quỷ. Linh hồn là quỷ, trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, thật là mê tín sâu đậm khó chuyển hóa được. Điều đáng buồn cười là vì quỷ có chút ít thần thông cho nên lại cho rằng linh hồn là một vật tập hợp của "3 hồn 6 phách".

Kỳ thực, quỷ chỉ là một trong 6 loại chúng sinh (lục đạo: Trời, Người, A Tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh) cũng như người là một trong 6 loại chúng sinh không khác. Sinh làm người, có sống có chết. Sinh làm quỷ, cũng có sống có chết. Nhưng người sinh từ bào thai, còn quỷ là hóa sinh. Huống hồ, người chết rồi vị tất đã làm quỷ. Vấn đề này, sẽ được bàn rõ trong một tiết khác.

Đối với linh hồn, ở Trung Quốc có rất nhiều truyền thuyết, hoặc cho rằng, trong việc sống chết của người, linh hồn có một tác dụng bắc cầu. Linh hồn đầu thai là sinh, linh hồn tách rời thân xác là chết, xem quan hệ giữa linh hồn và thân xác giống quan hệ giữa chủ hộ và nhà cửa. Nhà cũ, hư nát thì dọn đến nhà mới, nhà mới thay nhà cũ, thay đi thay lại, chủ hộ đi đi lại lại nhưng vẫn vĩnh hằng, bất biến. Tức là nói con người là linh hồn, đắp thêm cái áo thân xác. Thân xác có thể thay đổi, còn linh hồn là bất biến, là chủ thể trong dòng lưu chuyển sinh tử. Trên sự thực, Phật giáo không công nhận những quan niệm về linh hồn như vậy, vì những quan niệm đó không thể đứng vững với thuyết duyên sinh, duyên diệt của đạo Phật. Trên quan điểm sinh diệt vô thường, Phật giáo xem tất cả mọi sự vật đều sinh diệt vô thường. Trong cả hai thế giới vật chất và tinh thần, đều sinh diệt vô thường. Dùng mắt thịt mà nhìn sự vật, thì đôi khi nhìn thấy có sự vật không biến đổi, nhưng nên dùng dụng cụ khoa học tinh vi để nhìn, thì thấy không có sự vật nào là không biến đổi trong từng giây phút một. Kinh Dịch nói "sinh, sinh", nhưng kỳ thực, ở đàng sau "sinh, sinh" là "tử, tử", tức là biến biến, hóa hóa.

Hiện tượng vật lý trong thế giới vật chất, là sinh diệt không ngừng. Hiện tượng tâm lý tinh thần lại càng dễ quan sát. Là bởi vì, hiện tượng tâm lý nảy sinh là do tinh thần biến động. Hiện tượng tâm lý biến động, dẫn tới hành vi thiện, ác. Hành vi thiện ác ảnh hưởng trở lại khuynh hướng tâm lý, tiền đồ của chúng ta, tương lai của chúng ta được quy định bởi tác dụng tuần hoàn đó của tâm lý ảnh hưởng tới hành vi và hành vi ảnh hưởng trở lại tâm lý.

Vậy làm sao có thể cho là có linh hồn bất biến, linh hồn vĩnh hằng? Dường như là không thể có được, không những người chết rồi, không có linh hồn cố định, mà ngay khi còn sống, thân tâm chúng ta đều biến đổi không ngừng trong từng phút giây một. Thế nhưng, Phật giáo đã không tin có linh hồn, thì bản thể của việc luân hồi trong sáu cõi và siêu phàm nhập thánh là gì? Hay nói cách khác, cái gì "luân hồi", cái gì "siêu phàm, nhập thánh"?

Đây chính là điểm ưu việt đặc thù của Phật giáo, vừa không xem trọng giá trị vĩnh cửu của tự ngã, lại vừa khẳng định giá trị hướng thượng của tự tính.

Phật giáo chủ trương thuyết "nhân duyên sinh" và "tự tính vốn là không" (tự tính bản không).

Tôi giải thích nhiều nhưng cụ già ấy không hiểu. Tôi hỏi: Cụ có chiêm bao không?

Cụ già ấy nói: Có.

Tôi nói: Thân của cụ nằm trên giường ngủ thấy chiêm bao, thân trên giường không phải là thân chiêm bao phải không?

Cụ già ấy đáp: Phải.

Tôi nói: Thân chiêm bao tiếp xúc với thế giới chiêm bao, tiếp xúc cái tách, cây viết, cái bàn… đều có thật chất, tiếp xúc nóng lạnh biết nóng lạnh, luôn cả thân chiêm bao bị người ta đánh cũng biết đau; giả sử trong chiêm bao có thiện tri thức giải thích: cái tách, cái bàn, cây viết… đều không thật; luôn cả thân chiêm bao của ông cũng không thật, thân chiêm bao không tin nổi. Tại sao? Nói không thật sao tiếp xúc cái nào cũng có thật? Thân tôi không thật sao người ta đánh tôi biết đau? Nếu trong chiêm bao tỉnh dậy tự mình chứng tỏ những cái thật hồi nảy không còn, luôn cả thân chiêm bao tìm không ra. Thân chiêm bao là linh hồn của ông, lúc chiêm bao thì có nhưng thức tỉnh không có.

Tôi đang thuyết pháp và các vị đang nghe pháp là ở trong mở mắt chiêm bao, tiếp xúc cái gì cũng có thật. Phật giải thích cái này cái kia đều không thật mà mình không thể tin, nhưng tham thiền đến kiến tánh như ở trong nhắm mắt chiêm bao thức tỉnh, tự mình chứng tỏ, nên gọi là chứng ngộ mới biết chiêm bao là không thật. Chưa thức tỉnh thì ai nói có lý cũng không tin, vì tiếp xúc cái nào cũng thấy thật.

Trong chiêm bao tin là thật, nên trong chiêm bao khóc, khi thức tỉnh thấy còn có nước mắt; trong chiêm bao sợ, thức tỉnh thấy trái tim còn đập mạnh. Người thức tỉnh thấy tất cả không thật chỉ là chiêm bao.
Bát Nhã Tâm Kinh nói “vô ngũ uẩn, vô lục căn, vô lục trần, vô lục thức”, cái nào cũng nói không thật có, mà mình không tin. Nhưng tham thiền kiến tánh, khỏi cần Phật giải thích, tự mình chứng tỏ, nên gọi là chứng ngộ.

 
Thiền sư Thích Duy Lực

Về Menu

linh hồn có thật tồn tại vĩnh viễn? linh hon co that ton tai vinh vien tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

huy ngay 佛教書籍 精霊供養 Điều trị ung thư Trà xanh hiệu quả Điều trị chứng khô miệng Đại lão Hòa thượng Thích Trí Hải tôi ông gút gÓ Điều trị ADHD Thuốc không phải giải đạo hiếu và duy trì lẽ sống hằng 净土网络 คนเก ยจคร าน tri 禅诗精选 Mất ngủ biểu hiện và cách điều trị å liên trì cảnh sách Mùa Xuân 迴向 意思 ç æÆ 華嚴三聖 微妙莊嚴 y nghia ve viec doi bat vang lay chan kinh trong 陧盤 一息十念 阿那律 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 佛教教學 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう thuong 佛教中的ba khuyen xuân về với nếp sống đạo đức của Tôi đi tìm bình yên 浄土宗 2006 Trị bệnh sỏi mật 金宝堂のお得な商品 tình thương và giáo dưỡng của trụ trì tinh thuong va giao duong cua tru tri danh cho dao イス坐禅のすすめ cac nha su chau a tren dat my 必使淫心身心具断 tìm cách trị liệu khi trái tim đã bị 築地本願寺 盆踊り tọa thiền giúp bạn chữa trị bênh tật toa thien giup ban chua tri benh tat 蒋川鸣孔盈 Hút thuốc thụ động gây hại tới thai หล กการน งสมาธ Soda gây hại cho trí nhớ và tim mạch phật giáo thế kỷ xi