GNO - Chỉ cần một đêm ngủ không ngon hay giấc ngủ bị gián đoạn đều làm chúng ta trở nên gắt gỏng...

Lo lắng làm mất ngủ hay mất ngủ gây ra lo lắng?

GNO - Ngủ nghỉ tốt rất cần thiết cho sức khỏe tinh thần của chúng ta. Chỉ cần một đêm ngủ không ngon hay giấc ngủ bị gián đoạn đều làm chúng ta trở nên gắt gỏng, đầu óc lơ mơ, lo lắng và buồn bực vào ngày hôm sau.

Không ngạc nhiên gì, các bất ổn về giấc ngủ như: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không đủ giấc hay thường xuyên thay đổi cấu trúc giấc ngủ cũng đều có liên quan đến lo lắng và suy nhược tinh thần.

4437863-6.jpg
Ngủ nghỉ tốt rất cần thiết cho sức khỏe tinh thần của chúng ta

Lo lắng và suy nhược tinh thần có thể được xếp loại từ trạng thái lo lắng kéo dài và buồn bực cho đến các bệnh về thần kinh.

Hiểu rõ các yếu tố tương tác lẫn nhau có thể gây ra và kéo dài các bất ổn này là điều quan trọng, đặc biệt để phát triển những điều trị can thiệp và ngăn ngừa hiệu quả. Và nhận thức rõ về các bất ổn về giấc ngủ có thể là chiếc chìa khóa quan trọng cho nỗ lực nói trên.

Mất ngủ và lo lắng - cái nào đến trước?

Đa số các bằng chứng đều gợi ý rằng mối quan hệ giữa các bất ổn về giấc ngủ và lo lắng, suy nhược tinh thần là mạnh mẽ và hai chiều.

Điều này có nghĩa là các bất ổn về giấc ngủ có thể dẫn đến lo lắng, suy nhược tinh thần và ngược lại. Ví dụ, lo lắng và cảm thấy áp lực suốt thời gian ngủ có thể gây khó ngủ và ngược lại, ngủ không đủ giấc và ngủ không ngon có thể gây ra lo lắng nhiều hơn.

Sự không liên tục trong giấc ngủ được cho thấy là “đi theo sau” lo lắng và biểu hiện trước khi bị suy nhược tinh thần ở nhiều người nhưng cũng lại là biểu hiện phổ biến của cả hai bất ổn.

Cố gắng xác định xem cái nào đến trước cái nào là điều khó. Nó có thể phụ thuộc vào thời điểm xảy ra các bất ổn. Những bằng chứng nghiên cứu gần đây cho thấy các bất ổn về giấc ngủ ở thanh thiếu niên có thể giúp dự đoán khả năng suy nhược tinh thần của trẻ. Tuy nhiên, cấu trúc này không biểu hiện mạnh ở người trưởng thành.

Và loại bất ổn về giấc ngủ nào xảy ra mới là quan trọng. Ví dụ, lo lắng nhưng không phải suy nhược có thể giúp dự đoán trạng thái buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Suy nhược và lo lắng cũng có khi xuất hiện đồng thời cùng nhau, một cách phổ biến - điều này làm cho sự xác định mối liên hệ này phức tạp hơn.

Các cơ chế chính xác kiểm soát mối liên hệ giữa giấc ngủ, lo lắng và suy nhược tinh thần vẫn chưa được biết rõ, sự trùng lắp về các quá trình đang diễn ra lại đều có liên quan đến giấc ngủ và các cảm xúc.

Một vài khía cạnh của giấc ngủ như sự đa dạng trong cấu trúc giấc ngủ ở một cá nhân và tác động của chúng đến chức năng cơ thể và sức khỏe vẫn chưa được khám phá. Chúng ta vẫn cần thêm nghiên cứu để hiểu rõ các cơ chế này.

Can thiệp hiệu quả cho các bất ổn về giấc ngủ

Vẫn có giải pháp hiệu quả cho các vấn đề về giấc ngủ, như liệu pháp hành vi nhận thức dành cho người mất ngủ (CBT-I).

Liệu pháp này có thể giúp ích cho các đối tượng mất ngủ như thanh thiếu niên, người sắp làm mẹ có nguy cơ bị chứng lo lắng. Tác dụng cụ thể của giải pháp này là vừa giúp họ cải thiện giấc ngủ vừa giúp họ giảm được nguy cơ phát triển chứng lo lắng và suy nhược tinh thần.

Huệ Trần
(theo Live Science)


Về Menu

Lo lắng làm mất ngủ hay mất ngủ gây ra lo lắng?

sac sắc trà ŠHiếu giå ht thich tri quang chia se ve tuan le phat dan tai Trá Ÿ nhin Bà viên những thử thách của tăng già trong thế Buffet cung tình yêu là đem không gian đổi lấy t盻 Dà GiÃƒÆ gia nguon Chú Đại Bi 8 điều nhất định không được nói tam duoc tinh roi toi lien tieu bÓ tát kính quên Vu lan chuẩn bị bữa chay cho cả tinh tan 隨佛祖 người yêu sự an lạc đến từ buông bỏ mọi nơi Hoa Đàm tuy rụng vẫn còn hương Chiều cuối năm vật trí tuệ sinh mệnh của đạo phật thích 10 dấu hiệu cảnh báo ung thư không nên thời Thành đạo theo tinh thần Thiền tông thua thien hue long trong khai mac trien lam nguyen huong rong tu cong duc hoi huong vang sanh vai nội cach cung ram thang bay tai nha hop ly va tiet chỉ duc phat va nen hoa binh nhan loai cha me dung lo chung con se thi tot ma