Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dụng vào đời sống dân tộc và đóng một vai trò lịch sử nhất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta
Lời giới thiệu

Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dụng vào đời sống dân tộc và đóng một vai trò lịch sử nhất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Cho nên nghiên cứu lịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc.

  Kể từ ngày tác giả Phật giáo nam lai khảo và Trần văn Giáp cho công bố những thành quả nghiên cứu đầu tiên về lịch sử Phật giáo Việt Nam, bộ môn lịch sử Phật giáo Việt Nam dần dần được nhiều người chú ý và để tâm tra khảo_1. Kết quả là sự ra đời cuốn sử đầu tiên Việt Nam Phật giáo sử lược trình bày lịch sử Phật giáo từ khởi nguyên cho đến những năm đầu của thập niên 1940_2. Nó thể hiện một nổ lực tổng hợp tất cả tư liệu Phật giáo cho tới thời ấy. Tuy nhiên, do những hạn chế lịch sử về quan niệm và phương pháp luận nghiên cứu, tác giả sách này chưa triển khai hết những ưu điểm của các tư liệu và dữ kiện mà ông sở hữu.   Hơn ba mươi năm qua, dẫu có một số phát hiện_1 đầy khởi sắc đã được công bố, vẫn chưa có một nổ lực tổng kết sơ bộ về tình hình tư liệu của một giai đoạn Phật giáo nhất định, trong giai đoạn đó. Trước năm 1975, một số sách xuất bản về lịch sử Phật giáo Việt Nam đã ra đời_2 với những mục đích khác nhau, nhưng tất cả chúng phần lớn ít có giá trị sử liệu khoa học, chỉ lập lại chủ yếu những gì mà các công trình nghiên cứu trước đã xuất bản. Thậm chí, đôi khi những tư liệu bất xác và những đánh giá sai lầm vẫn tiếp tục được sử dụng, làm cho những gì đã sai càng sai thêm. Đương nhiên, thỉnh thoảng cũng có một vài đóng góp đạt đến trình độ khoa học nào đó, song ưu điểm ấy chưa được khai thác hết.   Trước tình hình nghiên cứu trên, việc tiến hành biên tập một bộ lịch sử Phật giáo Việt nam trở nên cần thiết cho việc tìm hiểu lịch sử dân tộc ta. Để biên tập, chúng ta cần phải giải quyết một số vấn đề liên hệ đến vấn đề lập trường và phương pháp luận nghiên cứu lịch sử dân tộc, từ đó coi lịch sử Phật giáo như một bộ phận không thể tách rời lịch sử dân tộc Việt Nam. Chúng ta nghiên cứu lịch sử dân tộc qua những phương diện có liên hệ với Phật giáo Việt Nam. Cho nên, phương pháp của chúng tôi là phương pháp lịch sử tổng hợp, sử dụng tư liệu từ nhiều bộ môn khoa học khác nhau.   Trên cơ sở lý luận đó, chúng tôi khởi sự biên soạn bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ năm 1972. Theo chúng tôi, lịch sử Phật giáo Việt Nam có thể chia làm ba thời kỳ lớn: Thời kỳ thứ nhất, từ khởi nguyên cho đến khi Lý Bôn xưng đế lập nên Nhà nước Vạn Xuân. Thời kỳ thứ hai, bắt đầu từ lúc dòng thiền Pháp Vân ra đời cho đến cuối đời Trần. Thời kỳ thứ ba, từ đầu đời Lê tới cận đại. Mỗi một giai đoạn có mỗi nét đặc trưng và một quá trình phát triển tất yếu của nó.   Thời kỳ đầu này đánh dấu sự xuất hiện Phật giáo trên đất nước ta, cách thức tiếp thu tư tưởng và nhận thức Phật giáo của nhân dân ta. Nó sẽ cho chúng ta thấy Phật giáo đối với dân tộc ta là gì, đã có những đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước và duy trì bản sắc truyền thống văn hóa Việt Nam như thế nào. Những vấn đề này chưa được những người nghiên cứu chú ý tra khảo đúng mức. Hy vọng tập sách này bổ khuyết một phần nào những thiếu sót mà những công trình nghiên cứu trước để lại.   Mùa Phật đản Phật Lịch 2543-1999 Lê Mạnh Thát.

Về Menu

lời giới thiệu loi gioi thieu tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

忍四 toi kinh sám hối 净土网络 คนเก ยจคร าน 市町村別寺院数 Ăn gì để có tinh thần tốt Sinh tố bơ 阿那律 僧人食飯的東西 2012年没回忌法要早見表 二哥丰功效 寺院 緣境發心 觀想書 隨佛祖 20 tổ xà dạ đa jayata ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう お仏壇 お供え Truyền kỳ về vị thiền sư tổ 佛教算中国传统文化吗 飞来寺 蒋川鸣孔盈 Ngăn ngừa ung thư đại trực tràng bằng truyê n chuong ii phat giao sau thoi hai ba trung Ngà tuá ³ зеркало кракен даркнет อ ตาต จอส Ba và căn nhà cũ 寺庙的素菜 Giảm cân bằng dâu tây và cà 墓地の販売と購入の注意点 Đạm thực vật giúp no lâu hơn Giá 横浜 永代供養墓 簡単便利 戒名授与 水戸 bÕn Chảy đi sông ơi tuong Bông huệ xào 福生市永代供養 四比丘 一日善缘 Huyền thoại tượng An Kỳ Sinh Ð Ð Ð 了凡四訓 三心 ทาน 每年四月初八 一息十念 七五三 大阪 親鸞聖人と災害 禅诗精选