Kinh hành hay thiền hành là một pháp tu quan trọng, được ứng dụng rộng rãi, phổ cập cho hàng đệ tử Phật Không phân biệt tông phái, trình độ, căn cơ, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể hành trì và gặt hái được kết quả, lợi ích thiết thực
Lợi ích của việc đi kinh hành

Kinh hành hay thiền hành là một pháp tu quan trọng, được ứng dụng rộng rãi, phổ cập cho hàng đệ tử Phật. Không phân biệt tông phái, trình độ, căn cơ, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể hành trì và gặt hái được kết quả, lợi ích thiết thực.   Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika. Tại đây, Thế Tôn dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, có năm lợi ích của kinh hành. Thế nào là năm?

Kham nhẫn được đường trường; kham nhẫn được tinh cần; ít bệnh tật; đưa đến tiêu hóa tốt đẹp các thức ăn, thức uống; định chứng được trong khi kinh hành tồn tại lâu dài. Những pháp này, này các Tỷ kheo, là năm lợi ích của kinh hành. (ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Năm phần, phần Kinh hành, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.346)

LỜI BÀN:

Kinh hành hay thiền hành là một pháp tu quan trọng, được ứng dụng rộng rãi, phổ cập cho hàng đệ tử Phật. Không phân biệt tông phái, trình độ, căn cơ, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể hành trì và gặt hái được kết quả, lợi ích thiết thực.

Kinh hành là đi bộ, đi dạo hoặc tản bộ trong trạng thái thân tâm chánh niệm. Đi nhưng không nhằm mục đích đến mà đi để “trở về”. Trở về với chánh niệm đương tại, rũ bỏ những âu lo, sầu muộn của quá khứ đồng thời buông xả những dự định, toan tính cho tương lai. Kinh hành là đi trong thảnh thơi, an lạc với mỗi bước đi của mình.

Nếu đi bộ mà không chánh niệm thì không phải kinh hành, song vẫn thu được nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngày nay, đi bộ trở thành một môn thể thao đại chúng, là liệu pháp tích cực và dễ thực hành nhất nhằm nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật, nhất là những bệnh hiểm nghèo do đời sống hiện đại gây ra.

Thực tập kinh hành đều đặn trong cuộc sống hàng ngày, ngoài việc phục hồi và nâng cao sức khỏe, còn tạo ra hiệu ứng phấn chấn tinh thần, tâm tư thanh thản, tĩnh lặng. Lợi ích thiết thực nhất của kinh hành là sự kham nhẫn, siêng năng, nhẫn nại đối với công việc, đặc biệt là tăng cường khả năng chịu đựng đối với áp lực ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Mặt khác, kinh hành giúp điều hòa cơ thể, bền bỉ và dẻo dai, tăng cường chức năng tuần hoàn, tiêu hóa v.v… Đặc biệt, kinh hành giúp ổn định tinh thần, dễ dàng duy trì chánh niệm, phát huy và tập trung định lực cao độ, làm cơ sở cho việc thành tựu trí tuệ, giải thoát.

Với các lợi ích của kinh hành như lời Phật đã dạy, người Phật tử cần ứng dụng và thực tập kinh hành trong đời sống hàng ngày. Cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn nếu con người biết ứng dụng kinh hành để có được sự khỏe mạnh và an ổn tinh thần.

 
Quảng Tánh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

lợi ích của việc đi kinh hành loi ich cua viec di kinh hanh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

01 trong tam guong cua cai chet dien 01 trong tấm gương của cái chết cå³ giÒ トo những vấn đề chung quang danh hiệu bồ thien than ve uoc mo ương xin dung tran tuc hoa chon thien mon Họa lÃ Æ 03 tư duy và thay đổi thong diep dau tien cua dao phat V廕要 Mùa thi ơi ta nhớ gÙt Vì sao nên ăn rau cải xoăn Gỏi dưa leo the Khóc Cười y nghia sam hoi trong kinh dien phat giao nguyen 10 điều cần biết trước khi quá muộn không toan tính càng hưởng đại phúc tâm yên không phải là vô cảm TT Huế Tảo tháp Tổ sư khai sáng dòng chớ chẳng lầm về nhân quả khóc cung duong nao co cong duc lon nhat le hang thuan va cong tac hoang phap den gioi tre kính áp tròng có gây nguy hiểm cho mắt đức khuyen su hay kho tam Lo lắng làm mất ngủ hay mất ngủ Hội thảo khoa học về Hòa thượng Khánh gieo mầm phật pháp chưa bao giờ là dễ vài suy nghĩ về khái niệm Thiền và nghệ thuật bảo vệ hành tinh vài ý nghĩ về việc dịch thuật những mc phan anh Thái độ tích cực giúp chúng ta sống gieo duyên phật pháp cho con tham luận phật giáo hòa thượng khánh buc thu khien ca the gioi thuc tinh cua chang trai Ai không nên ăn cam Nấm đậu xào sả ớt rau răm xúc bánh vai y nghi ve viec dich thuat nhung bai chu phan Xin quẻ bói Bác Hồ và Phật giáo lòng tham của con người