Bản thân lời nói vốn vô tội, nếu bạn khéo léo vận dụng nó làm việc tốt sẽ là tốt, nếu bạn dùng lời tốt để phục vụ cho ý đồ xấu nó vẫn là xấu. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, là cầu nối để cảm thông nhau, nhưng nếu không biết sử dụng nó, bạn sẽ bị phiền
Lời nói dối vô hại: nên nói hay không nên nói?

não vì tác hại của lời nói.
Trong cuộc sống có lúc chúng ta không thể không nói dối.

Ví dụ khi mẹ mắc chứng nan y, sợ nói thật sẽ gây sốc, làm suy sụp tinh thần, chúng ta có thể nói “mẹ chỉ bị bệnh nhẹ thôi, uống thuốc nghỉ ngơi vài hôm sẽ khỏi ngay”. Trong cuộc sống, có lúc chúng ta sẽ gặp trường hợp như thế, vậy đây có bị xếp vào tội vọng ngữ?

Vọng ngữ mà giới luật Phật giáo muốn nói được chia thành ba cấp độ: Đại vọng ngữ; tiểu vọng ngữ và phương tiện vọng ngữ4. Trong đó, tội đại vọng ngữ như mình chưa chứng ngộ lại tự cho mình đã chứng, chưa thành Phật nhưng tự cho mình đã thành Phật, không thấy Phật, Bồ-tát nhưng lại nói đã tận mắt thấy... Trường hợp người tự cho mình đã chứng ngộ các quả vị thánh như chứng A la hán, Tu đà hoàn... để lừa đảo tín đồ, mong cầu được sự tôn kính cúng dàng; tự xưng mình là hóa thân của Phật, của đại Bồ-tát sẽ mang tội rất nặng, được xếp vào loại “cực trọng tội” (tội nặng nhất).

Ngoài tội đại vọng ngữ trên đều thuộc tội tiểu vọng ngữ, bao gồm các tội: mình chưa từng thấy, nghe, biết lại nói mình đã thấy, đã nghe, đã biết. Loại vọng ngữ này có thể lợi mình nhưng hại người cũng có thể hại cả hai. Phương tiện vọng ngữ chỉ lời nói dối vô hại. Nói dối không có hại cho mình, vô hại đối với mọi người, thậm chí lời nói dối đó còn có lợi cho người nghe nữa. Như trường hợp nói dối với người bệnh trên, chỉ cần bạn không nói khoác, quá xa thực tế là có thể chấp nhận được.

Có lúc chúng ta cần sử dụng “phương tiện vọng ngữ”. Ví dụ có người vào nhà bạn trốn kẻ xấu truy sát, để cứu người bạn phải nói dối “tôi chưa từng thấy người đó qua đây”, giả sử kẻ xấu truy hỏi “tôi vừa thấy người đó vào đây mà” thì bạn phải cẩn thận, nghĩ cách nói dối để cứu người.

Nếu nói thật sẽ gây mất thiện cảm trong giao tiếp, bạn nên lựa lời nói dối vô hại, miễn là không gây tổn thương cho người khác. Khi nói, bạn cần nắm bắt thời cơ, xem nói khi nào tốt nhất, có hiệu quả nhất, có ích nhất. Có trường hợp cơ hội nói chỉ đến một lần, nếu không nói sẽ mãi mãi không nói được, đối phương sẽ hiểu lầm họ làm như thế là đúng. Tuy nhiên bạn cũng phải xét đến tâm lí đối phương. Nếu nói thật sẽ làm mất sĩ diện của đối phương, thì tốt nhất bạn nên im lặng.
 
Bài viết: "Lời nói dối vô hại: nên nói hay không nên nói?"
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm -
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

lời nói dối vô hại: nên nói hay không nên nói? loi noi doi vo hai nen noi hay khong nen noi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

欲移動 文殊菩薩心咒 Không nên đọc sách trên máy tính 仏壇 通販 お墓の墓地 霊園の選び方 nẵng prop 一仏両祖 読み方 Khánh Hòa Tưởng niệm lần thứ 48 Truyền Bớt 天地八陽神咒經 詞典 róng Tác động của gene và béo phì 禅诗精选 01 loi gioi thieu cua duc dalai lama Vu lan cúng dường bố thí đúng pháp Mát lạnh chè trái vải rau câu 曾国藩五箴 金宝堂のお得な商品 大乘方等经典有哪几部 p2 d ÏÇ 簡単便利 戒名授与 水戸 横江仏具のお手入れ方法 トo QuẠ建菩提塔的意义与功德 お寺小学生合宿 群馬 lúc gi 上人說要多用心 ngoi thien de hoc tap tot hon å ç æžœ 迴向 意思 無分別智 nam chu vang giup ban vuot qua kho khan va thu nhË 惨重 盂蘭盆会 応慶寺 diệu liên lý thu linh chuyển ngữ Mùa lạnh 父母呼應勿緩 事例 sắc màu chốn thiền môn 佛教蓮花 百工斯為備 講座 Kẹo nhai nicotine không tốt cho sức khỏe 霊園 横浜 อ ตาต จอส Khánh Hòa Lễ đại tường cố Đại