Bản thân lời nói vốn vô tội, nếu bạn khéo léo vận dụng nó làm việc tốt sẽ là tốt, nếu bạn dùng lời tốt để phục vụ cho ý đồ xấu nó vẫn là xấu. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, là cầu nối để cảm thông nhau, nhưng nếu không biết sử dụng nó, bạn sẽ bị phiền
Lời nói dối vô hại: nên nói hay không nên nói?

não vì tác hại của lời nói.
Trong cuộc sống có lúc chúng ta không thể không nói dối.

Ví dụ khi mẹ mắc chứng nan y, sợ nói thật sẽ gây sốc, làm suy sụp tinh thần, chúng ta có thể nói “mẹ chỉ bị bệnh nhẹ thôi, uống thuốc nghỉ ngơi vài hôm sẽ khỏi ngay”. Trong cuộc sống, có lúc chúng ta sẽ gặp trường hợp như thế, vậy đây có bị xếp vào tội vọng ngữ?

Vọng ngữ mà giới luật Phật giáo muốn nói được chia thành ba cấp độ: Đại vọng ngữ; tiểu vọng ngữ và phương tiện vọng ngữ4. Trong đó, tội đại vọng ngữ như mình chưa chứng ngộ lại tự cho mình đã chứng, chưa thành Phật nhưng tự cho mình đã thành Phật, không thấy Phật, Bồ-tát nhưng lại nói đã tận mắt thấy... Trường hợp người tự cho mình đã chứng ngộ các quả vị thánh như chứng A la hán, Tu đà hoàn... để lừa đảo tín đồ, mong cầu được sự tôn kính cúng dàng; tự xưng mình là hóa thân của Phật, của đại Bồ-tát sẽ mang tội rất nặng, được xếp vào loại “cực trọng tội” (tội nặng nhất).

Ngoài tội đại vọng ngữ trên đều thuộc tội tiểu vọng ngữ, bao gồm các tội: mình chưa từng thấy, nghe, biết lại nói mình đã thấy, đã nghe, đã biết. Loại vọng ngữ này có thể lợi mình nhưng hại người cũng có thể hại cả hai. Phương tiện vọng ngữ chỉ lời nói dối vô hại. Nói dối không có hại cho mình, vô hại đối với mọi người, thậm chí lời nói dối đó còn có lợi cho người nghe nữa. Như trường hợp nói dối với người bệnh trên, chỉ cần bạn không nói khoác, quá xa thực tế là có thể chấp nhận được.

Có lúc chúng ta cần sử dụng “phương tiện vọng ngữ”. Ví dụ có người vào nhà bạn trốn kẻ xấu truy sát, để cứu người bạn phải nói dối “tôi chưa từng thấy người đó qua đây”, giả sử kẻ xấu truy hỏi “tôi vừa thấy người đó vào đây mà” thì bạn phải cẩn thận, nghĩ cách nói dối để cứu người.

Nếu nói thật sẽ gây mất thiện cảm trong giao tiếp, bạn nên lựa lời nói dối vô hại, miễn là không gây tổn thương cho người khác. Khi nói, bạn cần nắm bắt thời cơ, xem nói khi nào tốt nhất, có hiệu quả nhất, có ích nhất. Có trường hợp cơ hội nói chỉ đến một lần, nếu không nói sẽ mãi mãi không nói được, đối phương sẽ hiểu lầm họ làm như thế là đúng. Tuy nhiên bạn cũng phải xét đến tâm lí đối phương. Nếu nói thật sẽ làm mất sĩ diện của đối phương, thì tốt nhất bạn nên im lặng.
 
Bài viết: "Lời nói dối vô hại: nên nói hay không nên nói?"
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm -
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

lời nói dối vô hại: nên nói hay không nên nói? loi noi doi vo hai nen noi hay khong nen noi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Chùa làng tôi åº イス坐禅のすすめ Tam bảo lực chuyển hóa nghiệp thức オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ Khoảnh khắc lịch sử PhÃp thắp Để gió cuốn đi 20 tổ xà dạ đa jayata 佛教典籍的數位化結集 thÃ Æ 墓石のお手入れ方法 Điều khó quên gioi luât Sư bà Diệu Không tu sĩ 佛法怎样面对痛苦 唐安琪丝妍社 Tiểu đường do vi khuẩn đường ruột 五戒十善 Ngày cuối năm tung kinh pho mon va niem danh hieu bo tat quan tụng kinh phổ môn và niệm danh hiệu bồ Cách ăn uống bổ sung chất xơ quang nam truong lao ht thich chon phat vien tich Từ bi tức là Quán Thế Âm chương vi giáo nghĩa của đại chúng bộ tự tánh di đà 8 tiếp theo 七五三 大阪 Đậu hủ và nấm xào cà ri chay toan bo doi song cua minh chi la nhung lau dai toàn bộ đời sống của mình chỉ là chuong vi giao nghia cua dai chung bo va huu bo phát triển lòng từ và bi dung bao gio nghi tre nit khong biet gi เฏ อธ ษฐานบารม Đi bộ 20 phút mỗi ngày để giảm viêm 霊園 横浜 Tình mẹ trong Phật giáo Thêm nhiều công dụng của thiền được Đi bộ loại thuốc bổ khỏi tốn tiền 忍四 お仏壇 お供え 父母呼應勿緩 事例 弥陀寺巷 đại đức hằng thiệt với công hạnh Đèn huỳnh quang giúp tăng giá trị dinh Dùng thuốc có thể ảnh hưởng tới thai duyên xưa