Bản thân lời nói vốn vô tội, nếu bạn khéo léo vận dụng nó làm việc tốt sẽ là tốt, nếu bạn dùng lời tốt để phục vụ cho ý đồ xấu nó vẫn là xấu. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, là cầu nối để cảm thông nhau, nhưng nếu không biết sử dụng nó, bạn sẽ bị phiền
Lời nói dối vô hại: nên nói hay không nên nói?

não vì tác hại của lời nói.
Trong cuộc sống có lúc chúng ta không thể không nói dối.

Ví dụ khi mẹ mắc chứng nan y, sợ nói thật sẽ gây sốc, làm suy sụp tinh thần, chúng ta có thể nói “mẹ chỉ bị bệnh nhẹ thôi, uống thuốc nghỉ ngơi vài hôm sẽ khỏi ngay”. Trong cuộc sống, có lúc chúng ta sẽ gặp trường hợp như thế, vậy đây có bị xếp vào tội vọng ngữ?

Vọng ngữ mà giới luật Phật giáo muốn nói được chia thành ba cấp độ: Đại vọng ngữ; tiểu vọng ngữ và phương tiện vọng ngữ4. Trong đó, tội đại vọng ngữ như mình chưa chứng ngộ lại tự cho mình đã chứng, chưa thành Phật nhưng tự cho mình đã thành Phật, không thấy Phật, Bồ-tát nhưng lại nói đã tận mắt thấy... Trường hợp người tự cho mình đã chứng ngộ các quả vị thánh như chứng A la hán, Tu đà hoàn... để lừa đảo tín đồ, mong cầu được sự tôn kính cúng dàng; tự xưng mình là hóa thân của Phật, của đại Bồ-tát sẽ mang tội rất nặng, được xếp vào loại “cực trọng tội” (tội nặng nhất).

Ngoài tội đại vọng ngữ trên đều thuộc tội tiểu vọng ngữ, bao gồm các tội: mình chưa từng thấy, nghe, biết lại nói mình đã thấy, đã nghe, đã biết. Loại vọng ngữ này có thể lợi mình nhưng hại người cũng có thể hại cả hai. Phương tiện vọng ngữ chỉ lời nói dối vô hại. Nói dối không có hại cho mình, vô hại đối với mọi người, thậm chí lời nói dối đó còn có lợi cho người nghe nữa. Như trường hợp nói dối với người bệnh trên, chỉ cần bạn không nói khoác, quá xa thực tế là có thể chấp nhận được.

Có lúc chúng ta cần sử dụng “phương tiện vọng ngữ”. Ví dụ có người vào nhà bạn trốn kẻ xấu truy sát, để cứu người bạn phải nói dối “tôi chưa từng thấy người đó qua đây”, giả sử kẻ xấu truy hỏi “tôi vừa thấy người đó vào đây mà” thì bạn phải cẩn thận, nghĩ cách nói dối để cứu người.

Nếu nói thật sẽ gây mất thiện cảm trong giao tiếp, bạn nên lựa lời nói dối vô hại, miễn là không gây tổn thương cho người khác. Khi nói, bạn cần nắm bắt thời cơ, xem nói khi nào tốt nhất, có hiệu quả nhất, có ích nhất. Có trường hợp cơ hội nói chỉ đến một lần, nếu không nói sẽ mãi mãi không nói được, đối phương sẽ hiểu lầm họ làm như thế là đúng. Tuy nhiên bạn cũng phải xét đến tâm lí đối phương. Nếu nói thật sẽ làm mất sĩ diện của đối phương, thì tốt nhất bạn nên im lặng.
 
Bài viết: "Lời nói dối vô hại: nên nói hay không nên nói?"
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm -
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

lời nói dối vô hại: nên nói hay không nên nói? loi noi doi vo hai nen noi hay khong nen noi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

chua truc lam thanh luong Dựng tượng Quách Thị Trang trước cam nhan ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat Xuân về trên phố khái quát về ngũ uẩn vô ngã Gene có phải nguyên nhân chính gây ra ngoại tình là kẻ sát nhân phá hủy hôn xin cho toi duoc khoc tứ thánh đế 妙蓮老和尚 chùa viên giác Chè long nhãn hạt sen tinh hoa ẩm thực truyện lục tổ huệ năng phần 1 cảm niệm ngày phật thành đạo cuong luong tiep va phap hoa tam muoi muc dich cuoc doi la g i Húy nhật lần thứ 49 Thánh tử đạo cuon thỉnh tượng đồng bổn sư lớn nhất lo cay va con rua mu Một ngày Thở và cười Phụ nữ béo phì Khoảng lặng Dùng thuốc giảm đau giảm luôn sự Cây mù u nhin truyen kieu qua con mat phat hoc nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp mẹ dieu phuc tam y Tập Tu điều phục tâm ý nhẫn nhục thế nào cho chính đáng tiểu sử hòa thượng thích bửu phước Tiền Giang Tổ chức buffet chay từ thiện hãy sống cho hết mình vì cuộc đời này Nguyên nhân phân phái đầu tiên trong chua dien khanh hay song cho het minh vi cuoc doi nay rat mong mạt 俱利伽羅劍用處 đức phật cồ đàm nhà tâm lý trị duc phat co dam nha tam ly tri lieu vo song tìm hiểu về phước báu thế gian và cÃ Æ y Bình Thuận Chuẩn bị xây dựng khu Lễ húy nhật lần thứ 34 Đại lão Ra gu ngũ vị Khảo chứng mới về cuộc đời Lục su cung duong va le khai tam trong dao phat phân sự cúng dường và lễ khai tâm trong Nhân quả