Bản thân lời nói vốn vô tội, nếu bạn khéo léo vận dụng nó làm việc tốt sẽ là tốt, nếu bạn dùng lời tốt để phục vụ cho ý đồ xấu nó vẫn là xấu. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, là cầu nối để cảm thông nhau, nhưng nếu không biết sử dụng nó, bạn sẽ bị phiền
Lời nói dối vô hại: nên nói hay không nên nói?

não vì tác hại của lời nói.
Trong cuộc sống có lúc chúng ta không thể không nói dối.

Ví dụ khi mẹ mắc chứng nan y, sợ nói thật sẽ gây sốc, làm suy sụp tinh thần, chúng ta có thể nói “mẹ chỉ bị bệnh nhẹ thôi, uống thuốc nghỉ ngơi vài hôm sẽ khỏi ngay”. Trong cuộc sống, có lúc chúng ta sẽ gặp trường hợp như thế, vậy đây có bị xếp vào tội vọng ngữ?

Vọng ngữ mà giới luật Phật giáo muốn nói được chia thành ba cấp độ: Đại vọng ngữ; tiểu vọng ngữ và phương tiện vọng ngữ4. Trong đó, tội đại vọng ngữ như mình chưa chứng ngộ lại tự cho mình đã chứng, chưa thành Phật nhưng tự cho mình đã thành Phật, không thấy Phật, Bồ-tát nhưng lại nói đã tận mắt thấy... Trường hợp người tự cho mình đã chứng ngộ các quả vị thánh như chứng A la hán, Tu đà hoàn... để lừa đảo tín đồ, mong cầu được sự tôn kính cúng dàng; tự xưng mình là hóa thân của Phật, của đại Bồ-tát sẽ mang tội rất nặng, được xếp vào loại “cực trọng tội” (tội nặng nhất).

Ngoài tội đại vọng ngữ trên đều thuộc tội tiểu vọng ngữ, bao gồm các tội: mình chưa từng thấy, nghe, biết lại nói mình đã thấy, đã nghe, đã biết. Loại vọng ngữ này có thể lợi mình nhưng hại người cũng có thể hại cả hai. Phương tiện vọng ngữ chỉ lời nói dối vô hại. Nói dối không có hại cho mình, vô hại đối với mọi người, thậm chí lời nói dối đó còn có lợi cho người nghe nữa. Như trường hợp nói dối với người bệnh trên, chỉ cần bạn không nói khoác, quá xa thực tế là có thể chấp nhận được.

Có lúc chúng ta cần sử dụng “phương tiện vọng ngữ”. Ví dụ có người vào nhà bạn trốn kẻ xấu truy sát, để cứu người bạn phải nói dối “tôi chưa từng thấy người đó qua đây”, giả sử kẻ xấu truy hỏi “tôi vừa thấy người đó vào đây mà” thì bạn phải cẩn thận, nghĩ cách nói dối để cứu người.

Nếu nói thật sẽ gây mất thiện cảm trong giao tiếp, bạn nên lựa lời nói dối vô hại, miễn là không gây tổn thương cho người khác. Khi nói, bạn cần nắm bắt thời cơ, xem nói khi nào tốt nhất, có hiệu quả nhất, có ích nhất. Có trường hợp cơ hội nói chỉ đến một lần, nếu không nói sẽ mãi mãi không nói được, đối phương sẽ hiểu lầm họ làm như thế là đúng. Tuy nhiên bạn cũng phải xét đến tâm lí đối phương. Nếu nói thật sẽ làm mất sĩ diện của đối phương, thì tốt nhất bạn nên im lặng.
 
Bài viết: "Lời nói dối vô hại: nên nói hay không nên nói?"
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm -
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

lời nói dối vô hại: nên nói hay không nên nói? loi noi doi vo hai nen noi hay khong nen noi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Bánh Ký ức miền Trung Đường Cha tôi tung soi toc nhe nhang roi xuong Nhà sư thi sĩ Đời Lý Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 Những viet ï¾ å Ç tam tÕ trúc lâm sám tu là cội phúc tu ruou nguy hai hon ca ma tuy duc phat voi tuoi tho nhin tu tranh ve thuơng Ngừng ngũ giới tang Chùa Linh Sơn Tự tai sao doi tu an do giao sang phat giao lai la Ngăn ngừa bệnh Gout bằng cách nào an chay thiền trà bài học của thân tâm Thái Bình Chùa Tây Khánh tưởng niệm phận 长寿和尚 thì nghiệp quả sẽ ra sao that tuyet voi khi bo thuong xuyen noi chuyen voi Phòng chống bệnh cảm bằng thực phẩm Lễ hội Ẩm thực chay Phong vị Huế chúng ta đang dần bỏ quên ngôi chùa linh 佛教中华文化 thực khuyển hãy như sông hương linh có bị đoạ địa ngục không cáo song Thiền định giúp kiểm soát đường Huyền thoại hoa ngô đồng 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 chÃƒÆ nh Mập vì ăn chay hòa đêm mưa Ä á 轉識為智 vua đầu bếp yan can cook chia sẻ về ẩm vận động viên cử tạ ăn chay tại Môn đồ pháp quyến tưởng niệm cố