Bản thân lời nói vốn vô tội, nếu bạn khéo léo vận dụng nó làm việc tốt sẽ là tốt, nếu bạn dùng lời tốt để phục vụ cho ý đồ xấu nó vẫn là xấu. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, là cầu nối để cảm thông nhau, nhưng nếu không biết sử dụng nó, bạn sẽ bị phiền
Lời nói dối vô hại: nên nói hay không nên nói?

não vì tác hại của lời nói.
Trong cuộc sống có lúc chúng ta không thể không nói dối.

Ví dụ khi mẹ mắc chứng nan y, sợ nói thật sẽ gây sốc, làm suy sụp tinh thần, chúng ta có thể nói “mẹ chỉ bị bệnh nhẹ thôi, uống thuốc nghỉ ngơi vài hôm sẽ khỏi ngay”. Trong cuộc sống, có lúc chúng ta sẽ gặp trường hợp như thế, vậy đây có bị xếp vào tội vọng ngữ?

Vọng ngữ mà giới luật Phật giáo muốn nói được chia thành ba cấp độ: Đại vọng ngữ; tiểu vọng ngữ và phương tiện vọng ngữ4. Trong đó, tội đại vọng ngữ như mình chưa chứng ngộ lại tự cho mình đã chứng, chưa thành Phật nhưng tự cho mình đã thành Phật, không thấy Phật, Bồ-tát nhưng lại nói đã tận mắt thấy... Trường hợp người tự cho mình đã chứng ngộ các quả vị thánh như chứng A la hán, Tu đà hoàn... để lừa đảo tín đồ, mong cầu được sự tôn kính cúng dàng; tự xưng mình là hóa thân của Phật, của đại Bồ-tát sẽ mang tội rất nặng, được xếp vào loại “cực trọng tội” (tội nặng nhất).

Ngoài tội đại vọng ngữ trên đều thuộc tội tiểu vọng ngữ, bao gồm các tội: mình chưa từng thấy, nghe, biết lại nói mình đã thấy, đã nghe, đã biết. Loại vọng ngữ này có thể lợi mình nhưng hại người cũng có thể hại cả hai. Phương tiện vọng ngữ chỉ lời nói dối vô hại. Nói dối không có hại cho mình, vô hại đối với mọi người, thậm chí lời nói dối đó còn có lợi cho người nghe nữa. Như trường hợp nói dối với người bệnh trên, chỉ cần bạn không nói khoác, quá xa thực tế là có thể chấp nhận được.

Có lúc chúng ta cần sử dụng “phương tiện vọng ngữ”. Ví dụ có người vào nhà bạn trốn kẻ xấu truy sát, để cứu người bạn phải nói dối “tôi chưa từng thấy người đó qua đây”, giả sử kẻ xấu truy hỏi “tôi vừa thấy người đó vào đây mà” thì bạn phải cẩn thận, nghĩ cách nói dối để cứu người.

Nếu nói thật sẽ gây mất thiện cảm trong giao tiếp, bạn nên lựa lời nói dối vô hại, miễn là không gây tổn thương cho người khác. Khi nói, bạn cần nắm bắt thời cơ, xem nói khi nào tốt nhất, có hiệu quả nhất, có ích nhất. Có trường hợp cơ hội nói chỉ đến một lần, nếu không nói sẽ mãi mãi không nói được, đối phương sẽ hiểu lầm họ làm như thế là đúng. Tuy nhiên bạn cũng phải xét đến tâm lí đối phương. Nếu nói thật sẽ làm mất sĩ diện của đối phương, thì tốt nhất bạn nên im lặng.
 
Bài viết: "Lời nói dối vô hại: nên nói hay không nên nói?"
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm -
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

lời nói dối vô hại: nên nói hay không nên nói? loi noi doi vo hai nen noi hay khong nen noi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

dạy con niệm phật tinh ban tren tinh than hieu va thuong Ni trưởng Diệu Kim Vị pháp sư đa tài Bốn năm Thầy về chốn chơn thường thoã t Bánh dừa Malaysia kuih bingka ubi 水天需 Nhớ những điều giản dị sinh ra tu bun nhung khong dinh mac bun nho con hay là cái tivi hoặc điện thoại Xét nghiệm máu giúp dự đoán Alzheimer khi tịnh tài sinh bất tịnh nhật ký Chốn bình an tâm bình thế giới bình 9 hòa bình bắt thẩm mỹ va làm đẹp dưới góc nhìn hang vang nhac si tai hoa cua phat giao thủy thờ phật tại nhà và những điều cần thé su khao khat tim cau giac ngo cua nu gioi thiền tập của hệ phái khất sĩ ngày tiến trình xây dựng và củng cố tổ Từ tượng vua Lý ở Hà Nội đến mười điều chớ vội tin theo lời phật với thÍ nghi thuc va y nghia cua nghi thuc hai cực đoan mà người xuất gia cần Chùa Bạch Mã cái nôi của Phật giáo Thấy Phật Dược Sư bằng tâm đêm thắp nến tri ân về cha mẹ nhiều nguoi nam cham bi mat cua luat hap dan PHÁP HÒA đời người kỳ thực chỉ là 6 sự đức phật cồ đàm nhà tâm lý trị Lễ giỗ Tam Tổ Huyền Quang tại Trúc Lâm nhung van de can quan tam ve nghiep bốn ơn lớn mà người phật tử cần dùng nhà phật pr bản thân việc thiện chương x phật giáo đại thừa hệ vô niệm phật chớ cầu phước báo hưởng CHÙA đằng Bảy Д ГІ ấn บทสวดพาห งมหากา Nói với ba Nhẫn cau cuoi cung noi voi me Chè