NSGN - Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lờiliên hệ đến lợi ích, nói với từ tâm là những yếu tố dem lại giá trị cho lời nói.

	Lời nói trong sự giao tiếp theo Phật giáo

Nghệ thuật Giao tiếp trong kinh điển Phật giáo:

Lời nói trong sự giao tiếp theo Phật giáo

Đức Phật thuyết pháp - Ảnh TLPGNN

NSGN - Trong đời sống hàng ngày, lời nói trong sự giao tiếp rất quan trọng. Tuy nhiên, lời nói của con người có ảnh hưởng tốt lẫn xấu, vì có lời nói giúp cho mọi người hiểu nhau, hòa hợp được với nhau, vui vẻ với nhau; nhưng cũng có lời nói làm mất đoàn kết, gây chia rẽ và thù ghét nhau, cho đến sát hại nhau. Chính vì sự tác động lớn lao của lời nói mà người xưa đã khuyên rằng: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói cho vừa lòng nhau, hay khéo nói không phải là lời nói dối, hay nói nịnh, nói hoa mỹ để được lợi cho mình.

Lời nói phát xuất từ suy tư, từ ý nghĩ, cho nên lời nói muốn được người chấp nhận, phải thể hiện từ tâm hồn an định, sáng suốt và thương người, mới có thể làm an lạc cho mình, cho người trong hiện tại và trong tương lai.

Thật vậy, để lời nói có giá trị, Đức Thế Tôn đã dạy rằng: “Thành tựu năm chi phần, này các Tỳ-kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm lỗi và không bị những người có trí chỉ trích. Thế nào là năm?

Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời liên hệ đến lợi ích, nói với từ tâm.

Thành tựu năm chi phần, này các Tỳ-kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm lỗi và không bị những người có trí chỉ trích”.

(Tăng chi bộ II, chương 5, phẩm Bà-la-môn,
phần Lời nói, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.701).

Theo Phật dạy, trước hết phải nói đúng lúc là điều rất quan trọng, vì nói không đúng thời chẳng những không có kết quả, mà còn phản tác dụng, mang lại sự tai hại không nhỏ. Kế tiếp, phải nói thật, vì mọi điều dối trá sẽ dẫn đến hậu quả tệ xấu khó lường. Ngoài ra, phải nói lời nhẹ nhàng, nhu hòa, vì sẽ có tác động sâu sắc đến người nghe. Và điều quan trọng hơn cả là lời nói phát xuất từ tình thương chân thật, chắc chắn mang đến niềm an lạc cho mọi người. Điển hình như lời từ ái bao la của Đức Phật đã chuyển hóa tâm sát hại của Vô Não, khiến ông liền buông dao, xin làm đệ tử Phật. Hay lời từ ái của Đức Phật đã nhẹ nhàng dập tắt được ngọn lửa thù hận, chết chóc sắp sửa bùng cháy của hai đạo binh.

Tóm lại, đệ tử Phật cần nỗ lực thể hiện lời Phật dạy trong cuộc sống hàng ngày, tịnh hóa khẩu nghiệp bằng cách không nói lời thô ác, không nói lời bịa đặt để gây đau khổ cho người, mà luôn nói lời thiện lành mang lại sự lợi ích, an lạc cho mình và cho nhiều người. Được như vậy, lời nói trong sự giao tiếp giữa mọi người trên cuộc đời này sẽ tạo nên môi trường sống thương yêu, hiểu biết, hòa hợp, an vui.

HT.Thích Trí Quảng


Về Menu

Lời nói trong sự giao tiếp theo Phật giáo

Bún chay Huế หล กการน งสมาธ 每年四月初八 南懷瑾 tai bo 墓 購入 墓の片付け 魂の引き上げ Bốn Niệm Xứ tim niem vui chan that Uống trà như thế nào thì tốt tinh yeu chan that la gi co hay khong 五観の偈 曹洞宗 tình yêu chân thật là gì có hay không Vui nào tạm bợ vui nào chân thật 修妬路 những hạt ngọc thầy trao Hạt điều giúp chống suy nhược tinh 度母观音 功能 使用方法 hạt giống bạo lực 仏壇 おしゃれ 飾り方 ส วรรณสามชาดก 경전 종류 お仏壇 お供え Pa tê đậu đỏ hạt 皈依是什么意思 xem tivi nhiều gây hại cho não bộ Về Chánh niệm Hình 簡単便利 戒名授与 水戸 suy ngẫm về câu chuyện đức phật và suy ngam ve cau chuyen duc phat va hat cai tre nho no nuc den chua gieo hat tu tam 1 trẻ nhỏ nô nức đến chùa gieo hạt 四重恩是哪四重 Vu lan nhớ má chất liệu làm nên ngành nghệ thuật hát คนเก ยจคร าน 市町村別寺院数順位 ý nghĩa đàn dược sư thất châu y nghia dan duoc su that chau hoa thuong thich duc nhuan 1897 りんの音色 Có thật là có những loại súp trị bệnh âm có thật không 元代 僧人 功德碑 phản 四比丘 Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn chay