NSGN - Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lờiliên hệ đến lợi ích, nói với từ tâm là những yếu tố dem lại giá trị cho lời nói.

	Lời nói trong sự giao tiếp theo Phật giáo

Nghệ thuật Giao tiếp trong kinh điển Phật giáo:

Lời nói trong sự giao tiếp theo Phật giáo

Đức Phật thuyết pháp - Ảnh TLPGNN

NSGN - Trong đời sống hàng ngày, lời nói trong sự giao tiếp rất quan trọng. Tuy nhiên, lời nói của con người có ảnh hưởng tốt lẫn xấu, vì có lời nói giúp cho mọi người hiểu nhau, hòa hợp được với nhau, vui vẻ với nhau; nhưng cũng có lời nói làm mất đoàn kết, gây chia rẽ và thù ghét nhau, cho đến sát hại nhau. Chính vì sự tác động lớn lao của lời nói mà người xưa đã khuyên rằng: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói cho vừa lòng nhau, hay khéo nói không phải là lời nói dối, hay nói nịnh, nói hoa mỹ để được lợi cho mình.

Lời nói phát xuất từ suy tư, từ ý nghĩ, cho nên lời nói muốn được người chấp nhận, phải thể hiện từ tâm hồn an định, sáng suốt và thương người, mới có thể làm an lạc cho mình, cho người trong hiện tại và trong tương lai.

Thật vậy, để lời nói có giá trị, Đức Thế Tôn đã dạy rằng: “Thành tựu năm chi phần, này các Tỳ-kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm lỗi và không bị những người có trí chỉ trích. Thế nào là năm?

Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời liên hệ đến lợi ích, nói với từ tâm.

Thành tựu năm chi phần, này các Tỳ-kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm lỗi và không bị những người có trí chỉ trích”.

(Tăng chi bộ II, chương 5, phẩm Bà-la-môn,
phần Lời nói, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.701).

Theo Phật dạy, trước hết phải nói đúng lúc là điều rất quan trọng, vì nói không đúng thời chẳng những không có kết quả, mà còn phản tác dụng, mang lại sự tai hại không nhỏ. Kế tiếp, phải nói thật, vì mọi điều dối trá sẽ dẫn đến hậu quả tệ xấu khó lường. Ngoài ra, phải nói lời nhẹ nhàng, nhu hòa, vì sẽ có tác động sâu sắc đến người nghe. Và điều quan trọng hơn cả là lời nói phát xuất từ tình thương chân thật, chắc chắn mang đến niềm an lạc cho mọi người. Điển hình như lời từ ái bao la của Đức Phật đã chuyển hóa tâm sát hại của Vô Não, khiến ông liền buông dao, xin làm đệ tử Phật. Hay lời từ ái của Đức Phật đã nhẹ nhàng dập tắt được ngọn lửa thù hận, chết chóc sắp sửa bùng cháy của hai đạo binh.

Tóm lại, đệ tử Phật cần nỗ lực thể hiện lời Phật dạy trong cuộc sống hàng ngày, tịnh hóa khẩu nghiệp bằng cách không nói lời thô ác, không nói lời bịa đặt để gây đau khổ cho người, mà luôn nói lời thiện lành mang lại sự lợi ích, an lạc cho mình và cho nhiều người. Được như vậy, lời nói trong sự giao tiếp giữa mọi người trên cuộc đời này sẽ tạo nên môi trường sống thương yêu, hiểu biết, hòa hợp, an vui.

HT.Thích Trí Quảng


Về Menu

Lời nói trong sự giao tiếp theo Phật giáo

心經抄經本 插入法人份热饭擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦 姤卦 cong duc xay chua 妙善法师能入定 TT Huế Đại lễ tưởng niệm Thánh tổ 修行者 孕妇 LÃƒÆ ç ºå Người mang nhóm máu nào có nguy cơ ï¾ï¼ hành dai luan su vo truoc Huyền Quang Đệ tam Tổ và những câu Học ai oi nghi lai ma tu bÃn Tưởng niệm Hòa thượng Tổ Khánh Anh sự các giữ sự sống cho người khác là phước 経å æ ¹æ å Cải thiện chứng mất trí nhớ bằng đi nhã Linh ứng hay nhiệm mầu Người siêu thăng giông bão lắng từ bo phim sinh dong ve cuoc doi steven お墓の種類と選び方 ºøÇ đường thiền lối cũ 人间佛教 秽土成佛 6 thói quen ăn uống có hại cho sức 7 viec lam tao qua bao xau ほとけのかたより loi xin loi doc dao cua ba me voi nguoi da mang nghiện chụp ảnh tự sướng có kinh long ham muon dan den dau kho Không Tâm sự với người mới xuất gia mất ท มาของพระมหาจ cot quat tu golgul temple nguyen Chùa Xuân PhÃÆp dẠ修行人一定要有信愿行吗 僧伽吒經四偈繁體注音 佛教与佛教中国化