NSGN - Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lờiliên hệ đến lợi ích, nói với từ tâm là những yếu tố dem lại giá trị cho lời nói.

	Lời nói trong sự giao tiếp theo Phật giáo

Nghệ thuật Giao tiếp trong kinh điển Phật giáo:

Lời nói trong sự giao tiếp theo Phật giáo

Đức Phật thuyết pháp - Ảnh TLPGNN

NSGN - Trong đời sống hàng ngày, lời nói trong sự giao tiếp rất quan trọng. Tuy nhiên, lời nói của con người có ảnh hưởng tốt lẫn xấu, vì có lời nói giúp cho mọi người hiểu nhau, hòa hợp được với nhau, vui vẻ với nhau; nhưng cũng có lời nói làm mất đoàn kết, gây chia rẽ và thù ghét nhau, cho đến sát hại nhau. Chính vì sự tác động lớn lao của lời nói mà người xưa đã khuyên rằng: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói cho vừa lòng nhau, hay khéo nói không phải là lời nói dối, hay nói nịnh, nói hoa mỹ để được lợi cho mình.

Lời nói phát xuất từ suy tư, từ ý nghĩ, cho nên lời nói muốn được người chấp nhận, phải thể hiện từ tâm hồn an định, sáng suốt và thương người, mới có thể làm an lạc cho mình, cho người trong hiện tại và trong tương lai.

Thật vậy, để lời nói có giá trị, Đức Thế Tôn đã dạy rằng: “Thành tựu năm chi phần, này các Tỳ-kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm lỗi và không bị những người có trí chỉ trích. Thế nào là năm?

Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời liên hệ đến lợi ích, nói với từ tâm.

Thành tựu năm chi phần, này các Tỳ-kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm lỗi và không bị những người có trí chỉ trích”.

(Tăng chi bộ II, chương 5, phẩm Bà-la-môn,
phần Lời nói, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.701).

Theo Phật dạy, trước hết phải nói đúng lúc là điều rất quan trọng, vì nói không đúng thời chẳng những không có kết quả, mà còn phản tác dụng, mang lại sự tai hại không nhỏ. Kế tiếp, phải nói thật, vì mọi điều dối trá sẽ dẫn đến hậu quả tệ xấu khó lường. Ngoài ra, phải nói lời nhẹ nhàng, nhu hòa, vì sẽ có tác động sâu sắc đến người nghe. Và điều quan trọng hơn cả là lời nói phát xuất từ tình thương chân thật, chắc chắn mang đến niềm an lạc cho mọi người. Điển hình như lời từ ái bao la của Đức Phật đã chuyển hóa tâm sát hại của Vô Não, khiến ông liền buông dao, xin làm đệ tử Phật. Hay lời từ ái của Đức Phật đã nhẹ nhàng dập tắt được ngọn lửa thù hận, chết chóc sắp sửa bùng cháy của hai đạo binh.

Tóm lại, đệ tử Phật cần nỗ lực thể hiện lời Phật dạy trong cuộc sống hàng ngày, tịnh hóa khẩu nghiệp bằng cách không nói lời thô ác, không nói lời bịa đặt để gây đau khổ cho người, mà luôn nói lời thiện lành mang lại sự lợi ích, an lạc cho mình và cho nhiều người. Được như vậy, lời nói trong sự giao tiếp giữa mọi người trên cuộc đời này sẽ tạo nên môi trường sống thương yêu, hiểu biết, hòa hợp, an vui.

HT.Thích Trí Quảng


Về Menu

Lời nói trong sự giao tiếp theo Phật giáo

Hoa ngọc lan chữa ho hiệu quả å ประสบแต ความด chùa báo thiên với lịch sự đau お墓 リフォーム 曹洞宗総合研究センター Chị em nghiền thực phẩm chay mùa Vu Phương Tây chuộng chữa bệnh bằng ng có nên quy kính tăng chưa thực hành đúng 曹村村 vuot qua co don bang bon tam vo luong さいたま市 氷川神社 七五三 con người ý thức với pháp thân mầu 文殊 自由自在嚴嚴實實過去曾束手無策鬱鬱鬱鬱約誒誒誒誒 世界悉檀 浄土宗 2006 Có nên lo lắng khi thường xuyên thức quan so tuc 色登寺供养 随喜 雷坤卦 Ngày này năm ấy Ngày này năm ấy 精霊供養 chùm thơ tỉnh thức của phật tử thanh doi tri tam san han àn linh cảm ứng quán thế Để trái cây là thực phẩm vàng 飞来寺 一日善缘 ý nghĩa giải thoát trong bảy bước hoa y nghia giai thoat trong bay buoc hoa sen Sen hồng tháng Bảy テ 二哥丰功效 Ngó sen ngọt mát Sen 上巽下震 Nỗi niềm tháng bảy 金宝堂のお得な商品 Tháng Bảy đi qua Mẹ với ngày tựu trường nhu canh hac bay như cánh hạc bay Trẻ đẹp nhờ ăn nấm mê chùa diêm điền Hành thiền 净土网络 경전 종류 dao phat buoc dau du nhap vao nhat ban thoi ky Đức Phật một bậc Thầy lớn