NSGN - Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lờiliên hệ đến lợi ích, nói với từ tâm là những yếu tố dem lại giá trị cho lời nói.

	Lời nói trong sự giao tiếp theo Phật giáo

Nghệ thuật Giao tiếp trong kinh điển Phật giáo:

Lời nói trong sự giao tiếp theo Phật giáo

Đức Phật thuyết pháp - Ảnh TLPGNN

NSGN - Trong đời sống hàng ngày, lời nói trong sự giao tiếp rất quan trọng. Tuy nhiên, lời nói của con người có ảnh hưởng tốt lẫn xấu, vì có lời nói giúp cho mọi người hiểu nhau, hòa hợp được với nhau, vui vẻ với nhau; nhưng cũng có lời nói làm mất đoàn kết, gây chia rẽ và thù ghét nhau, cho đến sát hại nhau. Chính vì sự tác động lớn lao của lời nói mà người xưa đã khuyên rằng: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói cho vừa lòng nhau, hay khéo nói không phải là lời nói dối, hay nói nịnh, nói hoa mỹ để được lợi cho mình.

Lời nói phát xuất từ suy tư, từ ý nghĩ, cho nên lời nói muốn được người chấp nhận, phải thể hiện từ tâm hồn an định, sáng suốt và thương người, mới có thể làm an lạc cho mình, cho người trong hiện tại và trong tương lai.

Thật vậy, để lời nói có giá trị, Đức Thế Tôn đã dạy rằng: “Thành tựu năm chi phần, này các Tỳ-kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm lỗi và không bị những người có trí chỉ trích. Thế nào là năm?

Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời liên hệ đến lợi ích, nói với từ tâm.

Thành tựu năm chi phần, này các Tỳ-kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm lỗi và không bị những người có trí chỉ trích”.

(Tăng chi bộ II, chương 5, phẩm Bà-la-môn,
phần Lời nói, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.701).

Theo Phật dạy, trước hết phải nói đúng lúc là điều rất quan trọng, vì nói không đúng thời chẳng những không có kết quả, mà còn phản tác dụng, mang lại sự tai hại không nhỏ. Kế tiếp, phải nói thật, vì mọi điều dối trá sẽ dẫn đến hậu quả tệ xấu khó lường. Ngoài ra, phải nói lời nhẹ nhàng, nhu hòa, vì sẽ có tác động sâu sắc đến người nghe. Và điều quan trọng hơn cả là lời nói phát xuất từ tình thương chân thật, chắc chắn mang đến niềm an lạc cho mọi người. Điển hình như lời từ ái bao la của Đức Phật đã chuyển hóa tâm sát hại của Vô Não, khiến ông liền buông dao, xin làm đệ tử Phật. Hay lời từ ái của Đức Phật đã nhẹ nhàng dập tắt được ngọn lửa thù hận, chết chóc sắp sửa bùng cháy của hai đạo binh.

Tóm lại, đệ tử Phật cần nỗ lực thể hiện lời Phật dạy trong cuộc sống hàng ngày, tịnh hóa khẩu nghiệp bằng cách không nói lời thô ác, không nói lời bịa đặt để gây đau khổ cho người, mà luôn nói lời thiện lành mang lại sự lợi ích, an lạc cho mình và cho nhiều người. Được như vậy, lời nói trong sự giao tiếp giữa mọi người trên cuộc đời này sẽ tạo nên môi trường sống thương yêu, hiểu biết, hòa hợp, an vui.

HT.Thích Trí Quảng


Về Menu

Lời nói trong sự giao tiếp theo Phật giáo

Viết lách có lợi cho trí nhớ mắt Vĩnh Phúc Tưởng niệm cố Đại lão 乃父之風 ส งขต tra Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ Kỳ 1 Người dịch sử thi Tây Nguyên Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ Kỳ phân Sự thật về Bồ Đề Đạt Ma đại sư liều Tác dụng của chất xơ trong điều trị Tiếng dân chuông vọng Ông Lê Thành Ân Tân Tổng Lãnh sự Mỹ Phú Yên Tưởng niệm lần thứ 269 Tổ Nhiệt độ xuống thấp Viêm xoang gia Bậc cao tăng đạo đức thủy chung đại chuyến đời người như một bộ phim bÃ Æ Điều kiện kinh tế tác động đến sức Đậu hủ Thức ăn giàu Protein Người thầy vỡ lòng vÃƒÆ Lúc nhỏ dị ứng dấu hiệu nguy cơ tim Đi mua đặc sản Đặc sản tàu hủ ky Vì sao vitamin A quan trọng với sức khỏe tôi ông gút gÓ Khổ qua kho nấm đông c璽u luân hồi phần 2 phật 8 cách giúp tăng sức đề kháng Suy nhược tinh thần làm tăng nguy cơ nhạc sĩ sỹ luân vào chùa 42 10 dấu hiệu cảnh báo ung thư không nên thich 8 cách giúp tăng sức đề kháng một cách Hạn chế nước tăng lực để bảo vệ ngã Tiền Giang Tưởng niệm 2 năm ngày HT Tiếng nói từ quá khứ Đạt Ma mất chua huong tich A Di Đà Quán Thế Âm Hai vị Phật trong phat giao la tri tin chu khong me tin Lì xì con cái nhìn nhé mạ ơi cà chua Thưởng thức các món ngon tại Ẩm thực tuoi tre