Là đệ tử Phật, được tu hành trong giáo pháp của Như Lai, đôi khi chúng ta nghĩ đó là bình thường nhưng kỳ thực, được nương tựa Tam bảo là có phước duyên lớn Vì nếu thiếu duyên, chúng ta sẽ rơi vào tám trường hợp
Lời Phật dạy về tám nạn chẳng được tu hành Phạm hạnh

Là đệ tử Phật, được tu hành trong giáo pháp của Như Lai, đôi khi chúng ta nghĩ đó là bình thường nhưng kỳ thực, được nương tựa Tam bảo là có phước duyên lớn. Vì nếu thiếu duyên, chúng ta sẽ rơi vào tám trường hợp “không được nghe pháp, không biết tu hành”.
Khi Thế Tôn thuyết pháp ở đời thì mình đang bị đày ải, trầm luân nơi địa ngục (1), ngạ quỷ (2), súc sanh (3), hoặc tiêu diêu nơi cõi trời Trường Thọ (4), hoặc sống nơi biên giới (5), hoặc sống ở trung tâm đất nước mà bị tật nguyền (6), hoặc bị tà kiến chướng ngại (7); hoặc gặp thời không có Chánh pháp (8) nên không thấy nghe Phật pháp. Rơi vào tám trường hợp ấy Thế Tôn gọi là tám nạn. 

“Một thời Phật ở một nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. 

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Người phàm phu không nghe, không biết thời tiết thuyết pháp. Tỳ-kheo nên biết! Có tám thời không được nghe pháp, người không được tu hành. Thế nào là tám? 

- Nếu lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi được đến Niết-bàn, là việc làm của Như Lai, nhưng chúng sanh này ở trong địa ngục, không nghe, không thấy. Đó là nạn đầu tiên. 

- Lại nếu lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi, mà chúng sanh này ở trong loài súc sanh không nghe, không thấy. Đó là nạn thứ hai. 

- Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi, nhưng chúng sanh này ở trong ngạ quỷ, không nghe, không thấy. Đấy là nạn thứ ba. 

- Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi, nhưng chúng sanh này ở cõi trời Trường Thọ không nghe, không thấy. Đó là nạn thứ tư. 

- Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi, nhưng chúng sanh này sống ở biên địa, phỉ báng Hiền Thánh, tạo các tà nghiệp. Đó là nạn thứ năm. 

- Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi đến được Niết-bàn, nhưng chúng sanh này tuy sống ở trung tâm của nước, nhưng sáu căn không đầy đủ, lại cũng không phân biệt được pháp thiện ác. Đó là nạn thứ sáu. 

- Lại nữa, lúc Như Lai xuất hiện ở đời, diễn nói giáo pháp rộng rãi đến được Niết-bàn, nhưng chúng sanh này tuy sống ở trung tâm của nước, sáu căn đầy đủ không có khuyết tật, mà tâm thức tà kiến; cho rằng người không thí, người không thọ, cũng không có quả báo thiện ác, không đời này, đời sau, cũng không cha mẹ, đời không có Sa-môn, Bà-la-môn v.v... có thành tựu quả A-la-hán, tự thân chứng được để tự an lạc. Đó là nạn thứ bảy. 

- Lại nữa, lúc Như Lai không xuất hiện ở đời, Như Lai cũng không thuyết pháp đưa đến Niết-bàn, tuy chúng sanh này sống ở trung tâm nước, sáu căn đầy đủ, kham nhẫn thọ pháp, thông minh tài cao, nghe pháp hiểu liền, tu hành chánh kiến, biết có vật, có thí, có người thọ, có quả báo thiện ác, có đời này, đời sau, ở đời có Sa-môn, Bà-la-môn v.v... tu chánh kiến chứng được A-la-hán. Đó là nạn thứ tám, chẳng được tu hành Phạm hạnh. Này Tỳ-kheo, đó gọi là tám nạn chẳng được tu hành Phạm hạnh. 

Ở đây, này Tỳ-kheo! Có một thời tiết cho người tu hành phạm hạnh. Thế nào là một? Đó là lúc Như Lai xuất hiện ở đời, rộng nói giáo pháp được đến Niết-bàn, và người này sinh ở trung tâm của nước, thế trí biện thông, thấy vật đều rõ biết, tu hành chánh kiến, cũng hay phân biệt các pháp thiện ác, biết có đời này, đời sau, đời có bậc Sa môn, Bà-la-môn tu chánh kiến chứng được A-la-hán. Đó là người phạm hạnh tu hành một pháp được Niết-bàn. 
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 42, Bát nạn 1 [trích], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.82) 
Thế mới biết, hàng đệ tử Phật chúng ta vẫn còn nhiều phước duyên. Dẫu Thế Tôn không còn ở đời nhưng Chánh pháp vẫn lưu truyền, chư Tăng Ni vẫn đang miệt mài hoằng hóa. Nếu biết phát huy chánh kiến, tin sâu nhân duyên quả, thâm tín với các bậc chân tu thành tựu giải thoát để nỗ lực thực hành giáo pháp thì chúng ta sẽ có cơ hội thành tựu phạm hạnh, đạt đến Niết-bàn.
 
Thích Quảng Tánh

Về Menu

tám nạn chẳng được tu hành phạm hạnh tam nan chang duoc tu hanh pham hanh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

trống tong khach ba va tu tuong phat hoc niệm phật có nghĩa là lắng nghe tiếng nói nội tâm Vài nét về Thiền Vipassana tại ly giá trị và nhân cách sống trong từng Tuổi thọ của thế giới ngày càng tăng quan điểm của phật giáo về cuộc đời met chương iii giai đoạn quan hệ và hợp doi nguoi la quy bau xin dung lang phi su ton tai cua linh hon doi lu khach cua mot kiep nguoi mong ao Khánh Hòa Tưởng niệm tuần chung thất 10 bai hoc ve ky nang tu hoc tu albert einstein Táo đỏ lê quýt có tồn dư thuốc bảo 5 lời khuyên giúp trẻ ngủ ngon hơn 10 bài học về kỹ năng tự học từ thu cành thế giới hiện đại đang làm hại trẻ ngã rẽ chương iv phật giáo dưới thời nam bắc Canh đậu xanh củ sen mát người bổ tức bạn hiểu buông xả nghĩa là gì thôi ngày vía phật a di đà 5 căn bệnh gây tử vong phổ biến nhất chi bang thay doi chinh Bức ảnh đoạt giải World Press Photo năm gởi miền bắc yêu dấu của tôi Kính áp tròng có gây nguy hiểm cho mắt an chay hồng Đức tin tháng bảy đi qua 5 loại quả giúp răng trắng bóng Có thể nhiễm độc thủy ngân từ cá chung ta deu la khach tro Trở về với thiên nhiên y học của nguoi duc hanh chuong iii giai doan quan he va hop tac ám nguyen 般若 gặp được 5 người này bạn đã vô đường tu hoàng mạo diệu lạc và tính nhân quả là có thật nạo