Theo truyền thuyết tôn giả Sàntideva sinh ở miền Nam Ấn, vùng Sri Nagara vào khoảng thế kỷ thứ 7 Ngài là thái tử con vua Surastra Từ những kiếp quá khứ, ngài đã cúng dường phụng thờ nhiều đức Phật và đã tích tụ nhiều căn lành đưa đến giải thoát
Lối vào hạnh Bồ Tát-00. Tiểu sử tôn giả Tịch Thiên (Sàntideva)

Theo truyền thuyết tôn giả Sàntideva sinh ở miền Nam Ấn, vùng Sri Nagara vào khoảng thế kỷ thứ 7. Ngài là thái tử con vua Surastra. Từ những kiếp quá khứ, ngài đã cúng dường phụng thờ nhiều đức Phật và đã tích tụ nhiều căn lành đưa đến giải thoát.

Nhờ phước đức ấy nên ngay từ lúc ấu thơ, ngài đã nhiều lần chiêm bao thấy Văn Thù Bồ Tát.

Lớn lên, đến tuổi sắp được vua cha truyền ngôi, một hôm ngài nằm mộng thấy hai vị Bồ tát: Văn Thù và Tara. Bồ tát Văn Thù ngồi trên ngai vàng, bảo ngài rằng: "Ở đây không có chỗ cho hai người". Bồ tát Tara tưới nước nóng trên đầu ngài và nói rằng: "Vương quyền chính là nước sôi bỏng của địa ngục. Ta đang tấn phong cho ngươi về nước nầy đây."

Tỉnh dậy, ngài hiểu rằng đó là sự khuyến cáo của hai vị Bồ tát, nên đêm hôm trước khi ngài lên ngôi, ngài rời bỏ cung thành trốn vào rừng sâu. Sau 21 ngày lang thang trong rừng, vừa khát vừa đói, ngài gặp được một con suối, sắp sửa định uống thì có một thiếu nữ xuất hiện bảo ngài đừng uống vì đó là nước độc, sau đó thiếu nữ dâng cho ngài một thứ nước thơm ngọt như cam lồ. Giải khát xong, ngài hỏi thiếu nữ: " Cô ở đâu đến?" . Thiếu nữ trả lời: "Ở giữa khu rừng mênh mông này là nơi thầy tôi ở, ngài rất đạo đức, từ bi và đã thành tựu phép tam muội của Văn Thù Kim Cang Sư Lợi (Sri Manjuvajra). Tôi từ đó đến đây".

Vừa nghe như thế, tôn giả Sàntideva mừng rỡ như kẻ nghèo bắt được vàng, yêu cầu thiếu nữ dẫn ngài đến gặp vị thầy kia. Đến nơi ngài thấy đó là một vị hành giả (Yogi) sống trong một chòi lá, ngài liền đảnh lễ, xưng tán cúng dường và cầu xin được truyền phép tam muội của Văn Thù Bồ Tát. Sau 12 năm ở đó tu tập, ngài chứng được phép tam muội trên, thấy được vị thầy kia chính là Văn Thù và thiếu nữ kia chính là Tara. Kể từ đó ngài luôn luôn được thấy Văn Thù Bồ Tát.

Sau đó ngài đi về phương Đông, xin vào làm việc trong triều của vua Pancamasimha. Nhờ tài giỏi và thông minh nên ngài được vua trọng vọng cho làm Thừa Tướng. Để tỏ lòng thành kính nhớ ơn vị thần linh chủ hộ của mình, tức Văn Thù Bồ Tát, ngài luôn đeo trên mình một thanh kiếm gỗ. Ngài giúp vua trị vì đúng theo Phật pháp và truyền dạy nhiều kỹ nghệ mới lạ. Điều đó khiến các vị đại thần khác ganh tức, tìm cách gièm pha và hãm hại ngài. Họ bảo vua rằng: "Thừa tướng là một người gian xảo, luôn đeo trên mình một thanh kiếm mà không bao giờ rút ra cho ai xem cả. Chúng tôi biết thanh kiếm ấy làm bằng gỗ. Gặp lúc nguy biến làm sao Thừa tướng có thể cứu nguy cho Bệ hạ được? Xin Bệ hạ hãy khám nghiệm lại". Vua tin lời cho triệu Thừa tướng vào bắt phải rút kiếm ra khỏi vỏ cho vua xem. Thừa tướng nói: " Kiếm của tôi, Bệ hạ không thể nhìn được, nếu không Bệ hạ sẽ hối hận". Nghe vậy, vua càng nghi ngờ nhất quyết đòi xem.

Cuối cùng, Thừa tướng nói với vua: "Nếu Bệ hạ nhất quyết muốn xem thì hãy theo tôi đến chỗ vắng, lấy tay che mắt phải lại, chỉ nhìn bằng mắt trái thôi". Vua chấp thuận và Thừa tướng rút kiếm ra, hào quang lóe lên quá mạnh khiến con mắt trái của vua rơi xuống đất. Vua liền ăn năn hối hận, biết ngài là một người đắc đạo, một Đại thành tựu giả nên cầu xin sám hối. Biết vua đã ăn năn, Thừa tướng nhặt mắt trái của vua bỏ vào tròng lại khiến vua khỏi mù. Sau đó tôn giả bỏ chức Thừa tướng, tìm đến tu viện Nalanda, xuất gia thọ giới, được đặt tên là Sàntideva. Sau khi nghe hết ba tạng kinh điển, tôn giả thầm biên soạn 3 bộ luận: Siksàsamuccaya, Sùtrasamuccaya và Bodhicaryàvatàra.

Ngài tu mật hạnh, học trực tiếp với Văn Thù Bồ tát trong thiền định. Tất cả thời ăn, ngủ, đi, đứng, ngài đều thiền quán về Thanh Quang. Tuy vậy, chúng tăng bên ngoài thấy ngài chỉ ăn với ngủ, không chịu văn, tư, tu gì cả. Thấy thế một số Thượng toạ học giả họp nhau lại định tống khứ ngài ra khỏi tu viện. Có người cho ý kiến: Nếu chúng ta họp lại, bắt mỗi người phải tuần tự trùng tuyên lại Kinh Luận; ban đầu ngài từ chối, nói rằng không biết gì. Chúng tăng muốn làm nhục ngài nên làm bộ nài nỉ, cuối cùng ngài nói:" Nếu vậy, phải làm cho tôi một toà sư tử tôi mới trùng tuyên". Nghe vậy có vài người đâm ra nghi ngờ, nhưng đa số chấp thuận vì tin rằng ngài không thể trùng tuyên Kinh Luận gì được.

Sau khi lên ngồi toà sư tử, ngài hỏi: "Các vị muốn tôi tụng lại Kinh Luận đã có từ trước hay những sáng tác mới sau này?". Vì muốn chế giễu ngài nên đại chúng nói: "Những sáng tác mới sau này". Thế là ngài bắt đầu tụng lên Bồ Tát Hạnh (Bodhisattava-caryavatara). Khi tụng đến câu: "Khi Có và Không không còn khởi lên trong tâm..." thì ngài bay lên hư không rồi từ từ biến mất, nhưng tiếng của ngài còn vọng lại cho đến câu kệ cuối cùng của Bồ Tát Hạnh.

Không thấy ngài nữa, Tăng chúng hối hận trở về phòng ngài tìm kiếm, thấy trên bàn để lại ba quyển: Sutràsamuccaya (Tập kinh luận), Siksàsamuccaya (Tập Bồ Tát học luận) và Bodhicaryàvatàra (Nhập Bồ đề hành luận).

------------------------------

Cảm ơn Phật tử Chánh Trí đã phát tâm đánh máy tập sách này.
 

Về Menu

lối vào hạnh bồ tát 00. tiểu sử tôn giả tịch thiên (sàntideva) loi vao hanh bo tat 00 tieu su ton gia tich thien santideva tin tuc phat giao hoc phat

còn trôi lăn trong sinh tử là còn gặp thập đại nguyện Công dụng trị bệnh hỗ trợ sức Cuộc vận động chống chế độ Ngô 10 công dụng tuyệt vời của bông cải Xúc con đi tu mẹ nhé su can thiet cua nghi le phat giao viet nam noi những hình ảnh đẹp của đl phật giáo Cà phê giúp giảm nguy cơ tiểu đường 66 câu phật học cho đời sống thêm Chuyện gì xảy ra khi bạn nhiễm độc Một số kiểu tu Thiền ở Thái Lan lòng biết ơn cần thể hiện thế nào cho tăng sinh độc nhất vô nhị ngoai tinh la ke sat nhan pha huy hon nhan va hanh Phát Bông cải giúp điều trị bệnh tự kỷ tản mạn về tâm và vật từ phần mềm niệm phật một tháng phật di đà cho Một tư liệu về cố gắng cải có nên xem kinh sách trong những ngày quảng ngữ của thiền sư huyền sa tông Cây cỏ bảo vệ gan viec su dung ngon ngu trong thoi dai bung no thong ket ban nhu the nao trong thoi dai internet bung lội khe suối ngọc sát sanh và những hậu quả từ góc nhìn nguyen huu kha 1902 thảm di tim 3 nguoi thay vi dai nhat manh dat hinh chu Dinh dưỡng từ nấm Rau cải thực phẩm làm giảm tác hại ni mot dac trung rat rieng cua phat giao nghiên cứu về ni giới một đề tài den cuoi cuoc doi ngài a Tưởng niệm Thánh tử đạo Đào Thị 1954 Chanh một loại thuốc quý Doi phâ t da y vê Cung Quê hương là chùm khế ngọt khai niem phat giao ve nghe thuat y niem thay diem lanh co phai la dau hieu cua giai thoat nguyễn hữu kha 1902 đêm ngày biển động Cánh đồng mùa nhớ khói gs ngô bảo châu với chủ đề suy nghĩ