Thường người ta hay nghĩ từ bi là sự chịu đựng Và nó không có chỗ đứng trong quá trình thực thi công lý Điều đó có đúng như vậy không Sau đây, xin trích một số lời của Đức Dalai Lama, từ sách Beyond religion Ethics for whole world
Lòng từ bi và vấn đề công lý

Thường người ta hay nghĩ từ bi là sự chịu đựng. Và nó không có chỗ đứng trong quá trình thực thi công lý. Điều đó có đúng như vậy không? Sau đây, xin trích một số lời của Đức Dalai Lama, từ sách Beyond religion - Ethics for whole world. Bất bạo động không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, mà chính là dấu hiệu của sự tự tin và lòng can đảm (ảnh tái hiện sự đấu tranh bất bạo động của nữ Phật tử người Myanmar - bà Aung San Suu Kyi)
1. Nguyên tắc của lòng từ - cầu mong cho người khác thoát khổ - không liên quan gì đến việc đầu hàng các hành động sai trái của người khác. Lòng từ cũng không đòi hỏi chúng ta chấp nhận sự bất công một cách yếu đuối. Không hề khuyến khích sự yếu đuối hay thụ động, lòng từ đòi hỏi lòng dũng cảm và nghị lực lớn lao.

2. Lòng từ bi không bao hàm ý nghĩa đầu hàng trước sự sai trái hoặc bất công. Khi một hoàn cảnh bất công đòi hỏi sự phản ứng mạnh mẽ, lòng từ đòi hỏi, không phải là thái độ chấp nhận sự bất công, mà là lập trường chống lại nó. Nó cũng bao hàm ý nghĩa rằng lập trường như thế phải là bất bạo động. Bất bạo động không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, mà đúng hơn, nó là dấu hiệu của sự tự tin và lòng can đảm.

3. Tùy vào hoàn cảnh, có khi không phản ứng bằng những biện pháp mạnh, thì sẽ khiến cho kẻ gây hấn tiếp tục có hành vi tai hại, thậm chí có thể làm cho bạn chịu trách nhiệm một phần về tác hại mà những kẻ ấy tiếp tục gây ra. Ngoài ra, không làm gì để chống lại hành vi như thế, trên thực tế, sẽ khuyến khích những kẻ bất hạnh đó, tiếp tục hành vi thậm chí càng tai hại hơn, gây ra tác hại lớn hơn cho người khác, và về lâu về dài, cho chính họ.

4. Có một câu chuyện từ miền Nam Tây Tạng từ một người kể cho một người bạn nghe rằng, “Một người như thế, như thế đánh tôi, tôi giữ im lặng; ông ta đánh tôi lần thứ hai, tôi giữ im lặng; ông ta đánh tôi lần thứ ba, tôi giữ im lặng, ông ta tiếp tục đánh tôi, tôi vẫn giữ im lặng.” Đây không phải là biểu hiện của lòng từ bi. Đây là sự yếu đuối, và không phải là phương cách đúng đắn.

5. Khi hệ thống luật pháp xem sự đoàn kết quốc gia và trật tự xã hội là ưu tiên, và xem bất kỳ hành động nào phá vỡ những giá trị đó là phạm luật, thì hệ thống pháp luật ấy không phục vụ cho công lý thật sự.

6. Mục đích tự thân của việc trừng phạt không phải là gây đau khổ. Đúng ra, sự đau khổ do trừng phạt đem đến phải có một mục đích cao hơn, đó là làm cho kẻ phạm tội thôi không lặp lại hành động tội lỗi, và ngăn ngừa người khác thực hiện hành động tương tự. Do đó, trừng phạt không phải là sự trả đũa mà là sự ngăn ngừa.

7. Sự trừng phạt có một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự điều chỉnh hành vi của con người, ngăn ngừa thói xấu cũng như tạo cho dân chúng cảm giác yên tâm và tin tưởng vào luật pháp.

8. Sự trả đũa hung bạo, phản ứng một cách hung hăng trước một cuộc tấn công - là một cái gì đó có gốc rễ sâu xa trong bản năng của con người. Trong chuyện này, chúng ta, không phải là không giống loài thú, khi bị đe dọa, có thể chiến đấu tới chết. Thế nhưng, sự trả thù hình như là một đặc điểm riêng của con người, liên quan đến khả năng ghi nhớ của chúng ta. Trong xã hội sơ khai, sự trả thù có thể là cần thiết để sống còn, nhưng khi xã hội phát triển, người ta nhận thức được hậu quả tiêu cực của sự báo thù và giá trị của sự tha thứ. Tôi nghĩ rằng, đây chính là văn minh.

9. Chìu theo ham muốn báo thù sẽ tạo ra một bầu không khí sợ hãi, làm tăng thêm lòng hận thù, oán ghét. Vì thế, sự trả thù không có chỗ đứng trong sự thực thi công lý.10.  Hãy nhớ rằng ngay cả một tội phạm cũng là một con người, giống như các bạn vậy, và họ có khả năng thay đổi. Cứ trừng phạt một kẻ thủ ác tương xứng với tội lỗi, nhưng đừng vì mục đích trả thù. Thay vào đó nên nghĩ đến tương lai, và nghĩ cách để tội ác khỏi bị lặp lại.
  H.Đ (trích giới thiệu)

Về Menu

lòng từ bi và vấn đề công lý long tu bi va van de cong ly tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

à benh Cánh diều quê buoc qua noi so nhÛ cuoc doi nay cai gi dang so nhat 5 kỹ năng sống có lợi cho sức khỏe Do đã chua dai chieu tay tang Để khỏe hãy vận động 30 phút mỗi nghiep bai hoc phat phap cho nguoi phat tu thà ŠVu lan cúng dường bố thí đúng pháp giムi Ba Tu 5 điều cần tránh khi bụng đói Đức Phật đối với quan hệ anh em thân Đức Phật đối với quan hệ anh em đơn gia n chi la mô t câu xin lô i Những mẹo vặt để nấu khoai tây ngon liên trì cảnh sách bản bao vat quoc gia o co do hoa cúng dường hoa quả vai net ve tu tuong giai thoat trong lich su triet hải phat a di da Tương Làm chăn trâu Cải thiện công việc bằng chánh niệm thoÃƒÆ Đường Khuyên đờitiến đạo cau chuyen ve nguoi do te va nghiep qua nguyễn hữu kha vi rút sóng tâm chiêu cảm nghiệp ý niệm về hạnh phúc Xuân này vắng chị Từ tà Thương món khóm mít trộn chay của vợ Thói quen ăn uống thế nào để khỏe Ý nghĩa phước và chuyển phước trong gieo Thức ăn nào giúp tạo cảm giác no lâu 18 loi phat day ve tinh yeu dang suy ngam trí huệ và dũng